Thứ 5, 21/11/2024, 22:58 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”
(Tieudung.vn) - Sáng 10/11, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội và Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” trên báo điện tử tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn

Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người yêu thích” của thành phố Hà Nội là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao niềm tự hào về hàng việt trong nhân dân. Qua 9 năm triển khai, Ban Chỉ đạo cuộc vận động Thành phố đã liên tục mở rộng đối tượng tham gia, cải tiến và cập nhật các hình thức bình chọn, tiếp cận với và doanh nghiệp với tinh thần tạo dựng kênh thông tin khách quan, truyền tải thông điệp trực tiếp và cụ thể đến người tiêu dùng và doanh nghiệp. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 1749/KH-BVHTTDL ngày 8/5/2020 phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” qua đó kích cầu du lịch nội địa hậu Covid-19.

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-BCĐCVĐTP ngày 30/6 cùa Ban chỉ đạo Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội. Báo Kinh tế& Đô thị phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội và Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” trên báo điện tử tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn.

Tham dự buổi Tọa đàm hôm nay, về phía đơn vị đồng chủ trì Sở Du lịch Hà Nội và Sở Công Thương Hà Nội có:

Ông Kiều Việt –Trưởng phòng Quản lý Cơ sở lưu trú (Sở Du lịch Hà Nội)

Ông Nguyễn Linh - Phó Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính Tổng hợp ( Sở Công Thương Hà Nội) 

Đại diện doanh nghiệp có:

- Bà Đỗ Tuệ Tâm - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) thuộc Tập đoàn BRG.

- Bà Nguyễn Thị Vân - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty du lịch Hà Nội

- Ông Trần Huy Vương - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP những trang vàng Việt Nam

- Bà Lê Thị Giang - Phó Giám đốc Công ty Lữ hành Hà Nội Tourist

Khách mời tham dự

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”

Bạn đọc Hoàng Nam Thành (trantuongthanh@gmail.com) hỏi:

Thực hiện Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ làm mới tour truyền thống mà còn phải xây dựng tour mới. Để làm được việc này bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân,doanh nghiệp nên đẩy mạnh kết nối với các tỉnh thành, vậy thời gian qua Tổng công ty du lịch đã thực hiện hoạt động liên kết này như thế nào?

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”
 

Bà Nguyễn Thị Vân trả lời:

Để thu hút khách đến và lưu trú lâu dài ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đang là vấn đề trăn trở của ngành du lịch, liên quan đến liên ngành, liên cơ quan; cần sự phối hợp của các công ty dịch vụ để đưa ra các sản phẩm nhằm giữ chân khách hàng. Như hiện tại du khách đến với Thủ đô chỉ ở lại tham quan khoảng 1, 2 ngày.
Với Tổng công ty du lịch Hà Nội, chúng tôi đã nhiều lần tham mưu với Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch Hà Nội xây dựng các tour sản phẩm dịch vụ đa ngành nghề; các hoạt động liên kết sản phẩm 2 chiều.
Hiện tại, Tổng công ty du lịch Hà Nội đang khảo sát các dịch vụ ở Hà Nội, cố gắng đưa ra một tour mới (sản phẩm mới). Du khách đến Hà Nội hiện không thể thiếu các địa điểm như: Xem múa rối nước, thăm Quốc Tử Giám, đi cititour, tham quan các danh lam thắng cảnh trên địa bàn... Tuy nhiên thời gian khách ở lại lưu trú không lâu, nếu mở rộng ra các địa phương lân cận cũng chỉ được thêm khoảng 2 - 3 ngày. Chúng tôi đang xây dựng và hướng du khách tới tham quan mua sắm tại các tour làng nghề. Với hướng này, du khách có thể tham quan, trải nghiệm tại các địa phương, qua đó tìm hiểu văn hóa, lịch sử, phong Á Đông, thưởng thức ẩm thực và mua sắm sản vật. Chúng tôi cũng mong muốn xây dựng các sản phẩm du lịch made in Vietnam để du khách mua sắm, mang về làm quà.
Bên cạnh đó, Tổng công ty du lịch Hà Nội đang phối hợp với quận Hoàn Kiếm để đưa ra các kiến nghị nhằm phát triển kinh tế đêm. Nhằm hướng du khách tới các hoạt động văn hóa, biểu diễn đêm, ẩm thực, mua sắm đêm, nhằm thu hút và giữ chân du khách.


Bạn đọc Nguyễn Vân Anh (quận Cầu Giấy) hỏi:

Bên cạnh những nỗ lực và khó khăn của Công ty trong việc đưa ra những sản phẩm du lịch mới trong bối cảnh ngành du lịch đang được coi là ngành mũi nhọn nhưng cũng chịu rất nhiều sức ép cạnh tranh? Vậy đơn vị có những kiến nghị gì với cơ quan quản lý xây dựng các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch.

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”
 

Bà Nguyễn Thị Vân trả lời:

Chúng tôi thường xuyên cập nhật các thông tin về điểm đến mới, các chính sách khuyến mại của các đơn vị cung cấp dịch vụ; cập nhật các chính sách của cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và quốc tế; sử dụng các công nghệ mới để khảo sát đánh giá nắm bắt nhu cầu thị trường từ đó có các sản phẩm du lịch mới, khác biệt, phù hợp các đối tượng khách hàng. Ngoài ra, một khâu quan trọng khác là đưa sản phẩm đến khách hàng. Để làm được việc này, Công ty thường xuyên quảng bá, cung cấp thông tin sản phẩm mới bằng công nghệ để khách hàng hiểu rõ và tiếp cận gần hơn với sản phẩm cũng như điểm đến. Đây là phần việc không thể thiếu khi xây dựng sản phẩm du lịch nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
Dù vậy, quá trình hoạt động của Công ty cũng như các doanh nghiệp lữ hành còn gặp khó khăn nhất định như các sản phẩm du lịch chưa đồng bộ; hạ tầng du lịch một số vùng còn yếu, từ hệ thống đường sá, nơi lưu trú đến điều kiện công nghệ viễn thông; còn thiếu thông tin trong việc tiếp xúc với các nguồn vốn ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh du lịch. Hiện tại cũng chưa ưu đãi dành riêng cho các đơn vị kinh doanh du lịch như các nguồn vốn ưu đãi cho nông nghiệp hoặc xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp lữ hành hiện cần nguồn vốn lớn để có đủ điều kiện thành phục vụ cho người tiêu dùng. Ngoài ra, các sản phẩm du lịch dễ dàng bị sao chép dẫn tới rủi ro cao cho doanh nghiệp lữ hành khi đầu tư sản phẩm mới.
Thực tế cho thấy mặc dù Tổng công ty du lịch Hà Nội nói riêng, doanh nghiệp nói chung đã có nhiều cố gắng nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay, nên đề nghị nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn...


Bạn đọc Phùng Hoàng Thanh (quận Ba Đình) hỏi:

Tổng công ty du lịch Hà Nội là doanh nghiệp chủ lực của ngành du lịch Thủ đô, thực hiện Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, đơn vị đã thực hiện chương trình kích cầu như thế nào?

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”
 

Bà Nguyễn Thị Vân trả lời:

Nhằm kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện để người dân du lịch tới các vùng miền trong bối cảnh bình thường mới sau đại dịch Covid-19, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 1749 phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Trong đó đề nghị doanh nghiệp xây dựng các chương trình kích cầu, khuyến mại, giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời tích cực xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới và nâng cao tính chuyên nghiệp phục vụ du khách. Vậy xin bà cho biết Tổng công ty du lịch Hà Nội đã triển khai kế hoạch này như thế nào qua đó kích cầu du lịch hậu Covid-19.

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”

 Bà Nguyễn Thị Vân trả lời câu hỏi của độc giả.

Cuối tháng 6/2020, Công ty Lữ hành Hanoitourist phối hợp với Ban quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò thực hiện được đưa vào khai thác sản phẩm du lịch mới “Đêm linh thiêng - Sáng ngời tinh thần Việt”. Tour đã tạo dấu ấn trong chiến dịch kích cầu du lịch Thủ đô sau khoảng thời gian gặp khó khăn vì dịch Covid-19. Đây là hoạt động du lịch về đêm đầu tiên tại các di tích của Hà Nội, mở ra khả năng khai thác tiềm năng mô hình này cho nhiều điểm di tích khác. chương trình du lịch đêm tại di tích Nhà tù Hỏa Lò “kể” câu chuyện lịch sử xúc động, mang đến trải nghiệm mới, lạ cho du khách. Chính vì vậy, khi tour du lịch này đi vào hoạt động đã có hàng nghìn người đăng ký. “Khai thác điểm đến vào ban đêm mang đến sự khởi sắc cho du lịch Hà Nội. Đây là hướng đi đúng, giúp Hà Nội có thêm “đặc sản” du lịch mới, hấp dẫn.

Dịch Covid-19 quay trở lại vào cuối tháng 7/2020, khiến hoạt động du lịch bị chững lại. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để các đơn vị nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch đêm nhằm vực dậy hoạt động du lịch ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Hiện Công ty Lữ hành Hanoitourist đang phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội xây dựng sản phẩm du lịch đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” qua đó sẽ giới thiệu tới du khách nhiều câu chuyện hấp dẫn về các triều đại tại Hoàng thành, mang đến sự khác biệt so với sản phẩm trước đây”, Để chuẩn bị ra mắt sản phẩm du lịch đêm tại Hoàng thành Thăng Long, Công ty Lữ hành Hanoitourist đã tiến hành đào tạo hướng dẫn viên, giúp họ khai thác sâu hơn những câu chuyện chưa từng được kể tại Hoàng thành Thăng Long. Đặc biệt trong số các sản phẩm kết nối mới được xây dựng, Hanoitourist phối hợp với các DN du lịch Ninh Bình xây dựng tour “Đêm trước dời đô” với nội dung xuyên suốt là trải nghiệm, tìm hiểu quá trình vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội).


Bạn đọc Đỗ Thị Minh (quận Đống Đa) hỏi:

Một trong những họat động nổi bật của của Sở Công Thương Hà Nội là tăng cường kênh kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội và các tình, thành phố. Xin ông/bà cho biết hoạt động này đã đóng góp như thế nào tới việc tăng hiệu quả của cuộc vận động Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam?

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”
 

Ông Nguyễn Linh trả lời:

Nhằm thiết thực hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Bộ Chính trị phát động, với tinh thần “Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội”, trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình hợp tác, liên kết và ký kết các biên bản ghi nhớ.

Trong giai đoạn 2016-2018, TP Hà Nội đã phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức 2 hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa, 28 hoạt động giao thương kết nối sản phẩm trái cây, nông sản , hoa các loại...; 18 tuần lễ trái cây, nông sản; thường niên tổ chức Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam tại Hà Nội; tổ  chức ký kết hơn 1.000 biên bản ghi nhớ; đã có trên 500 sản phẩm mới được các nhà phân phối của Hà Nội kết nối, tiêu thụ vào kênh phân phối trên địa bàn thành phố và triển khai vào hệ thống phân phối trên toàn quốc.

Thông qua các hoạt động này, người tiêu dùng Thủ đô biết đến nhiều hơn sản phẩm của các địa phương; DN sản xuất các tỉnh, thành phố có thể tiếp cận điều kiện, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hà Nội, qua đó không ngừng nâp cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã…để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, để người tiêu dùng Thủ đô ngày càng tin, yêu, tự hào sản phẩm Việt Nam.


Bạn đọc Phạm Hương (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) hỏi:

Để làm tốt vai trò thực hiện trong chương trình “Bình chọn Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2020, công ty CP những trang vàng Việt Nam đã thực hiện những hoạt động kêu gọi doanh nghiệp, người tiêu dùng bình chọn như thế nào?

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”
 

Ông Trần Huy Vương trả lời:

Đây là năm thứ 3 liên tiếp công ty thực hiện chương trình này. Năm nay công ty được thành phố và Sở Công thương giao cho và triển khai chương trình này, chúng tôi đã căn cứ trên kế hoạch của Ban chỉ đạo và Sở Công thương và triển khai chương trình có hiệu quả nhất. Cụ thể, về công tác với doanh nghiệp, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các thành viên Ban chỉ đạo là các cán bộ đang công tác các sở ngành và hiệp hội để mời các doanh nghiệp tham gia chương trình.

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”

 Ông Trần Huy Vương trả lời câu hỏi của độc giả.

Về tiêu chí của chương trình, các sản phẩm tham gia năm nay là hoàn toàn mới. Chúng tôi đã khảo sát các doanh nghiệp và các sản phẩm được đưa ra để bình chọn, và tham mưu các cơ quan chuyên môn để có đánh giá minh bạch và khách quan nhất thông qua hai hệ thống bình chọn: trực tuyến (trên website: binhchonhangviet.vn) và trực tiếp (điểm siêu thị bán lẻ).

Về công tác truyền thông, chương trình được kết hợp nhằm kỷ niệm 90 năm mặt trận tổ quốc, công tác này được đẩy mạnh và đạt kết quả rõ rệt. Cụ thể, số lượt người bình chọn online tăng 204,6% so với năm 2019 và số lượt bình chọn trực tiếp tăng 77% so với cùng kỳ năm ngoái.


Bạn đọc Nguyễn Anh Tú (Láng Hạ, HN) hỏi:

Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” đã được tổ chức từ năm 2010, vậy đến nay sau 10 năm triển khai chương trình đã thu được những kết quả và hỗ trợ DN trên Hà Nội phát triển ra sao?

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”
 

Ông Nguyễn Linh trả lời:

Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” là một hoạt động thường niên UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Công thương và các đơn vị liên quan thực hiện. Mục đích của chương trình là tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho các DN nâng cao chất lượng sản xuất đưa ra các sản phẩm chất lượng, lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam để người tiêu dùng bình chọn tôn vinh sản phẩm của các doanh nghiệp, giúp người tiêu dùng nhận biết được các sản phẩm tốt, qua đó giúp các doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn và trên cả nước.

Chương trình bình chọn trong phạm vi quy mô trên địa bàn thành phố nhưng đã lan toả ra cả các doanh nghiệp trên cả nước. Qua 10 năm triển khai, ban tổ chức đã liên tục đổi mới các tiêu chí bình chọn sản phẩm và qua đó chương trình ngày càng có uy tín hơn, thu hút đông đảo các doanh nghiệp trên địa bàn thủ đô tham gia. Lần đầu tiên chương trình tổ chức năm 2010 có 30 doanh nghiệp tham gia, qua 10 năm có hơn 1000 hàng hoá sản phẩm và dịch vụ của 76 doanh nghiệp tham gia với nhiều sản phẩm có chất lượng như khoá Việt Tiệp, bình nước nóng Sơn Hà, văn phòng phẩm Hồng Hà, gốm sứ Minh Long…

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”

 Ông Nguyễn Linh phát biểu tại buổi tọa đàm.

Chương trình triển khai đến hầu hết các ngành hàng sản xuất kinh doanh. Riêng 2020 chương trình thu hút trên 200 doanh nghiệp đăng ký và có 103 điểm cơ sở sản xuất kinh doanh có đủ tiêu chí tham gia tập trung vào 12 nhóm ngành hàng sản xuất. Điểm mới chương trình của 2020 là mỗi doanh nghiệp tối đa có 3 sản phẩm có chất lượng và thương hiệu tốt nhất của DN. Các tiêu chí phù hợp với pháp luật và có ý nghĩa.

Qua tổng kết của chương trình, chúng tôi nhận thấy tổng số lượt bình chọn tăng 204,6% so với 2019 và số lượt bình chọn tại các điểm trung tâm thương mại 70% so với năm 2019. Con số này đã minh chứng sự lan toả thu hút đông đảo các doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia bình chọn. năm 2020 Ban chỉ đạo đã tôn vinh 141 sản phẩm của 103 DN tham gia là Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích.

Điều này đã tạo động lực cho doanh nghiệp liên tục đổi mới sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường, tạo đà cho họ với niềm tin của người tiêu dùng. Để đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, Ban tổ chức đã có khu trưng bày sản phẩm hàng Việt Nam được yêu thích. Sở mời 103 doanh nghiệp tham gia trưng bày sản phẩm vào 7/11 tại quảng trường Lý Thái Tổ nằm trong khuôn khổ tôn vinh kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Điều này khẳng định cam kết của thành phố Hà Nội luôn đồng hành với doanh nghiệp.


Bạn đọc Vũ Thị Hồng (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi:

Năm nay, nhiều sản phẩm của Hapro được bình chọn là Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích của TP Hà Nội. Ông/bà có thể những tôn chỉ mà Hapro luôn bám sát và thực hiện để người tiêu dùng yên tâm lựa chọn hàng Việt, lựa chọn các sản phẩm của Hapro? 

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”
 

 Bà Đỗ Tuệ Tâm trả lời:

Hapro sau 11 triển khai, năm nay được tôn vinh 2 sản phẩm là... Nhà máy gạo trực tiếp sản xuất tại Đồng Tháp. Sau khi cổ phần hóa thuộc BRG, Hapro luôn đặt tiêu chí chất lượng sản phẩm lên hàng đầu có tiêu chí xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Ví dụ, mặt hàng kem có nhà máy đặt tại Hưng Yên cũng vậy. Do đó, tiêu chí về giá thành cạnh tranh cũng được đặt lên hàng đầu.

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”

 Bà Đỗ Tuệ Tâm trả lời câu hỏi của độc giả.

Sau 11 năm tham gia bình chọn sản phẩm “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”, Hapro cũng kết hợp với Sở Công Thương, thông qua MTTQ TP Hà Nội tham gia nhiều chương trình và có đánh giá tác động đến người tiêu dùng. Khi tham gia DN có trách nhiệm và nâng cao chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng.

Trong siêu thị hiện các sản phẩm hàng Việt chiếm tới 80% nội địa, thông qua chương trình có các nhà đại lý, nhà cung cấp rất tốt. 

Qua 11 năm tham gia, Hapro tham gia bình chọn hiện có kem Bốn mùa, gạo Đồng vàng, các sản phẩm thương hiệu như gốm đậu, nước tinh khiết, rượu vang Thăng Long... Trong những năm tới tiếp tục tham gia và đồng hành cùng chương trình bình chọn.


Bạn đọc Phạm Ngọc Lan (quận Ba Đình) hỏi:

Theo các chuyên gia du lịch dịch Covid-19 khiến ngành du lịch cả nước, trong đó có Hà Nội lao đao. Để kích cầu thị trường nội địa, từ nay đến cuối năm, ngoài việc xây dựng các tour giảm giá, ngành du lịch Thủ đô cần đẩy mạnh liên kết với các địa phương xây dựng tour du lịch mới, vậy ngành du lịch Hà Nội đã thực hiện hoạt động liên kết với các tỉnh như thế nào ?

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”
 

Ông Kiều Việt trả lời:

Mặc dù các DN lữ hành đang đưa ra chương trình giảm giá tour, tuy nhiênkích cầu du lịch chỉ là một trong những yếu tố của kích cầu nội địa bao gồm tiêu dùng, mua sắm, ẩm thực,... Vì vậy, rất cần có sự tham gia kích cầu tổng hợp từ các địa phương cũng như việc đẩy mạnh hợp tác giữa DN du lịch và các DN lĩnh vực khác như thương mại, dịch vụ,… thì hoạt động này mới thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.

Trong thời gian qua Sở Du lịch Hà Nội tổ chức các hoạt động hợp tác, liên kết với các địa phương cả nước phát triển sản phẩm du lịch và quảng bá chương trình du lịch kích cầu nội địa tại thị trường Hà Nội. Riêng trong tháng 6, Sở Du lịch đã ký kết hợp tác quảng bá du lịch với các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lai Châu, qua đó thu hút khách du lịch trong thời gian tới”.

Bà Nguyễn Thị Vân - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Hà Nội:

Trước sự tác động nặng nề của dịch Covid-19, lĩnh vực du lịch đã gặp phải một thách thức lớn chưa từng thấy trong nhiều năm trở lại đây. Tổng công ty Du lịch Hà Nội đã liên tục nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm du lịch, chương trình khuyến mại hấp dẫn, tính đặc trưng cao để thu hút du khách, tái khởi động lại hoạt động du lịch Thủ đô.

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”

 Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Dịch Covid-19 quay trở lại vào cuối tháng 7-2020, khiến hoạt động du lịch một lần nữa bị chững lại. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để các đơn vị tiếp tục nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch đêm nhằm vực dậy hoạt động du lịch ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Bên cạnh đó, Tổng công ty Du lịch Hà Nội tiếp tục duy trì kết nối với điểm đến tại các tỉnh thành cũng như các đơn vị cung cấp dịch vụ như hàng không, xe vận chuyển, nhà hàng, khách sạn…  để tổ chức các tour du lịch nội địa khuyến mại. kích cầu nhằm không ngừng tạo đà khôi phục cho hoạt động du lịch nội địa nói chung. Các chương trình điểm đến được xây dựng dựa trên thị hiếu của khách hàng và phải thoả mãn các tiêu chí về an toàn du lịch, và có nhiều hoạt động, sản phẩm du lịch chuyên nghiệp, chất lượng và tính hấp dẫn cao để thu hút và làm hài lòng các du khách.

Cụ thể là các tour đường bay tới các điểm đến phù hợp với mùa vụ du lịch như: Miền tây – mùa nước nồi, Phú quốc – mùa khô hay Côn đảo – tour tâm linh cuối năm. Tour đường bộ như Hà Giang – mùa lúa chín/mùa hoa tam giác mạch; Sapa, Ninh Bình, Halong… Thời điểm này tình hình dịch Covid-19 đã ổn định. Mong rằng sau khi dịch qua đi, du lịch sẽ sớm phát triển trở lại, đóng góp vào phát triển của Thủ đô.


Bạn đọc Nguyễn Thị Hòa (quận Hoàn Kiếm) hỏi:

Ngày 08/5/2020 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 1749 phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Trong đó đã đề nghị xây dựng các chương trình kích cầu, khuyến mại, giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Vậy Sở Du lịch Hà Nội đã triển khai kế hoạch này như thế nào qua đó kích cầu du lịch hậu Covid-19.

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”
 

Ông Kiều Việt trả lời:

Năm 2020, ngành du lịch Hà Nội vẫn đặt mục tiêu đón 11 triệu lượt khách nội địa bằng cách đưa ra nhiều kịch bản để DN chuyển động và thích ứng, để hoàn thành mục tiêu 11 triệu du khách, vào cuối tháng 4, ngay khi Chính phủ nới lỏng giãn cách , Sở Du lịch Hà Nội đã kêu gọi các điểm đến, cơ sở lưu trú, dịch vụ lữ hành cam kết giảm giá, dành ưu đãi cho du khách; đồng thời tập trung xây dựng các sản phẩm mang tính đặc thù của Hà Nội gồm: Du lịch di sản, sinh thái, chăm sóc sức khỏe, du lịch gắn với các sự kiện văn hóa, thể thao, thương mại...

Tọa đàm trực tuyến: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”

 Ông Kiều Việt trả lời câu hỏi của độc giả.

Cụ thể Sở Du lịch Hà Nội đã kêu gọi các doanh nghiệp triển khai hoạt động khuyến mại, giảm giá tour, đến nay, đã có 85 DN lữ hành, vận chuyển; 21 khách sạn, cơ sở mua sắm; 10 khu, điểm du lịch đăng ký tham gia chương trình liên minh kích cầu qua đó tổ chức 346 tour sản phẩm liên kết đưa khách du lịch Hà Nội đi các tỉnh, thành trên cả nước. Không chỉ có vậy ngành du lịch Thủ đô đã xây dựng một số tour du lịch  và dịch vụ du lịch được khởi động lại, tăng tính trải nghiệm cho du khách, điển hình như sản phẩm “Hà Nội City tour” Hà Nội trên xe buýt 2 tầng; trải nghiệm tại Vườn quốc gia Ba Vì…

Có thể nói việc giảm giá tour đã kích thích nhu cầu du lịch nội địa qua đó thực hiện Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ sản phẩm Việt, thực hiện cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

HDBANK đạt ba giải thưởng tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024
(Tieudung.vn) HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết...
 
HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC
(Tieudung.vn) HDBank vừa chính thức hợp tác với PwC, trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam triển...
 
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD bật tăng, đạt mức 106,66
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024, đồng USD tiếp tục đà tăng sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ,...

Giá - Sản phẩm

Giá xăng giảm nhẹ, RON 95 giảm về 20.528 đồng/lít
(Tieudung.vn) Chiều 21/11, liên Bộ Công Thương-Tài chính thông báo về điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, giá...
 
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Tăng giảm trái chiều tại miền Trung và miền Nam
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 21/11/2024, tăng giảm trái chiều tại miền Trung và miền Nam, dao động trong...
 
Giá nông sản ngày 21/11/2024: Cà phê và hồ tiêu quay đầu giảm
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 21/11/2024, cà phê quay đầu giảm, mức giảm khoảng 800 đồng/kg. Hồ tiêu giảm...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.63837 sec| 983.664 kb