Trước đây, người ta thường sử dụng tính từ “đen tối” (black) trước các ngày trong tuần để chỉ tình trạng kinh tế tiêu cực. “Thứ Hai đen tối” là ngày bán tháo hàng tồn kho khi thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929, “Thứ Ba đen tối” là ngày chứng kiến vụ sụp đổ thị trường chứng khoán lớn hơn năm 1987. “Thứ Tư đen tối” được sử dụng cho tình trạng ách tắc giao thông diện rộng năm 1954, cũng như là ngày mà chính quyền Anh bị buộc phải rút đồng bảng khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM) năm 1992. “Thứ Năm đen tối” lại là tên gọi quen thuộc được sử dụng cho những ngày thứ Năm phải chứng kiến các vụ nổ bom, cháy rừng.
Black Friday có nguồn gốc từ Mỹ. Nguồn ảnh: Britannica
Tương tự, việc đặt tên gọi “Thứ Sáu đen tối” lúc đầu cũng không mang ý nghĩa tích cực.
Tờ New York Times lần đầu dùng cụm từ này trong một bài viết năm 1870 khi nói về sự kiện thị trường vàng sụp đổ năm 1860.
Theo Ben Zimmer, Giám đốc điều hành trang website Vocabulary.com - người đã nghiên cứu và viết rất nhiều về thuật ngữ trên, cho biết cụm từ được gắn liền với ngày mua sắm sau Lễ Tạ ơn có nguồn gốc từ Philadelphia trong những năm 1960.
Cảnh sát địa phương gọi đó là "Thứ Sáu đen tối", vì họ phải giải quyết tình trạng ách tắc kinh khủng khi người dân đổ xô ra đường mua sắm.
Tuy nhiên những người kinh doanh lại không thích ý nghĩa tiêu mang trong tên gọi "Thứ Sáu đen tối". Đến đầu những năm 1980, sau khi Lễ Tạ ơn diễn ra và sát đến Lễ Giáng sinh, người dân bắt đầu mua sắm và lúc này các nhà bán lẻ thu được lợi nhuận trong năm.
Trong thuật ngữ kế toán, việc thua lỗ (mất tiền) thường được gọi là “báo động đỏ”, vì người kế toán sẽ dùng mực đỏ để chú thích những khoản thiệt hại. Nếu như có lợi nhuận, kế toán viên sẽ ghi những khoản tiền đó bằng mực đen, và trong tiếng Anh “in the black” có nghĩa là cửa hàng kiếm được lợi nhuận.
Thứ Sáu đen tối (Black Friday) và trước đó một ngày là Lễ Tạ ơn (Thanksgiving) được coi là thời điểm mở màn cho mùa mua sắm và nghỉ lễ lớn nhất trong năm tại Mỹ. Mùa mua sắm từ tháng 11 đến tháng 12 thường rất quan trọng, có thể chiếm đến 40% doanh số bán hàng cả năm của các hãng bán lẻ. Thứ Sáu đen tối được ấn định là thứ Sáu đầu tiên sau ngày Lễ Tạ ơn.
Năm ngoái, ước tính có đến 225.000.000 người mua sắm trong ngày Black Friday và tổng chi tiêu lên tới 11,4 tỷ USD. Có người còn phải chờ từ 4h sáng để mong có thể “tậu” cho mình một món đồ giá rẻ như cho không. Thậm chí có người dựng lều trước lối vào khu mua sắm chri hy vọng là khách hàng đầu tiên mua được tivi với mức giá rẻ nhất.
Doanh số bán hàng online trong ngày Black Friday ở Anh năm 2014 là 810 triệu bảng, tức là mỗi giây, khách sẽ chi khoảng 9.375 bảng. Telegraph dự kiến, doanh số bán hàng online tại quốc gia này năm nay của ngày mua sắm sẽ vượt 1 tỷ bảng, trong khi con số cho cả kỳ nghỉ cuối tuần sẽ phải đạt tới 3,5 tỷ bảng.
Nghiên cứu mới công bố bởi website NerdWalle While cho thấy có tới 93% các cửa hàng bán lẻ tại Mỹ được khảo sát đang mời chào khách hàng của họ bằng những sản phẩm cũ với cùng mức giá giảm như năm ngoái.
Năm 2013, báo chí Mỹ phanh phui vụ Amazon rao giảm giá 40% với chiếc tivi Samsung 60-inch HDTV từ mức giá ban đầu là 1.799,99 USD trong tháng 11, trong khi giá thực tế của sản phẩm trong tháng 10 chỉ là 997,99 USD. Thậm chí, để tránh bị điều tra giá, những hãng bán lẻ lớn như Walmart, Target còn có những sản phẩm như tivi hoặc một số thiết bị điện tử khác được sản xuất đặc biệt dành để bán riêng trong ngày này với mức giá rất mềm, nhưng chất lượng kém hơn nhiều.
Theo thống kê, 33 triệu người Mỹ cũng cho biết, họ đã lên kế hoạch mua sắm ngay sau khi thưởng thức món gà tây trong lễ Tạ ơn. Nghĩa là rất có thể trong thời gian tới, người ta sẽ sử dụng thuật ngữ “Ngày thứ 5 xám xịt” (Grey Thursday) thay cho “Ngày thứ 6 đen tối”.