Giá heo hơi tại miền Bắc
Heo hơi tại khu vực miền Bắc tiếp tục tăng một giá, dao động từ 62.000 - 63.000 đồng/kg.
Tại Lào Cai và Ninh Bình cùng tăng 1.000 đồng/kg, đưa giao dịch lên mức 62.000 đồng/kg.
Cùng ghi nhận mức tăng này, giá heo hơi tại Thái Nguyên đạt 63.000 đồng/kg trong phiên sáng nay.
Các tỉnh, thành phố khác không ghi nhận chênh lệch về giá.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Khu vực miền Trung - Tây Nguyên cùng điều chỉnh tăng, đang thu mua heo hơi trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Tại các tỉnh Đắk Lắk, Ninh Thuận và Bình Thuận lần lượt neo giá heo hơi ở mức 61.000 đồng/kg, 62.000 đồng/kg và 63.000 đồng/kg.
Các thương lái tại khu vực khác ghi nhận không có biến đổi mới về giá.
Giá heo hơi tại miền Nam
Thị trường heo hơi phía Nam sáng nay đồng loạt giữ giá đi ngang, duy trì giao dịch trong khoảng 61.000 - 64.000 đồng/kg.
Trong đó, tỉnh Kiên Giang có giá heo hơi cao nhất cả nước 64.000 đồng/kg.
Ở chiều ngược lại, hai tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh đang bán heo hơi tại mức thấp nhất khu vực 61.000 đồng/kg.
Nguyên nhân thúc đẩy đà tăng giá heo hơi là do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh dịp cuối năm, thị trường cuối năm luôn là giai đoạn cao điểm, khi nhu cầu tiêu dùng thịt heo tăng đột biến để phục vụ lễ hội và Tết Nguyên đán.
Bên cạnh đó, nhiều trang trại nhỏ lẻ đã thu hẹp quy mô chăn nuôi do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong thời gian dài, khiến nguồn cung trên thị trường bị hạn chế.
Ngoài ra, thịt heo nhập khẩu từ các nước như Brazil và Thái Lan cũng tăng giá, gây áp lực lên giá heo hơi trong nước.
Thống kê từ đầu năm đến nay, toàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An có 13 xã xuất hiện dịch tả heo châu Phi, với tổng số heo đã tiêu huỷ là 3.588 con, tổng trọng lượng hơn 200 tấn, theo Báo Nghệ An.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, huyện Anh Sơn đã áp dụng các biện pháp phòng chống ở mức cao nhất. Cụ thể, địa phương đã ban hành 34 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo liên quan đến công tác phòng, chống dịch tả heo châu Phi; kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch tả heo châu Phi cấp huyện.
Cùng với đó, chỉ đạo rà soát, thống kê tổng đàn heo tại từng thôn, bản, tổ dân phố để đề ra phương án, kịch bản phòng chống đảm bảo không bị động.
Huyện đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch như: Giám sát dịch bệnh, tuyên truyền, tiêu độc khử trùng, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán heo và sản phẩm từ heo; hướng dẫn tiến hành tiêu hủy toàn bộ heo ốm, chết có kết quả dương tính với bệnh dịch tả heo châu Phi theo đúng kỹ thuật, không để dịch lây lan.
Đặc biệt, huyện Anh Sơn đã lập 43 điểm chốt trực, kiểm soát việc lưu thông mua bán động vật sản phẩm động vật ra vào vùng dịch tại các vùng dịch cả ngày lẫn đêm, cập nhật thông tin, giám sát diễn biến dịch hàng ngày để có các giải pháp xử lý kịp thời.
Nhờ đó, từ giữa tháng 11 đến nay, toàn huyện chỉ còn duy nhất xã Vĩnh Sơn đang còn heo chết phải tiêu hủy. Bên cạnh đó, có ba xã đã công bố hết dịch là: Bình Sơn, Hội Sơn và Lĩnh Sơn.
Ngoài ra, 9 xã còn lại không còn heo chết phải tiêu hủy nhưng chưa qua 21 ngày nên chưa thể công bố hết dịch, gồm: Phúc Sơn, Khai Sơn, Cao Sơn, Tào Sơn, Cẩm Sơn và Đức Sơn, Long Sơn, Thạch Sơn và Lạng Sơn.