Giá heo hơi khu vực miền Bắc
Sáng ngày 3/12, thị trường heo hơi phía Bắc tăng một giá, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Tại Tuyên Quang tăng 1.000 đồng/kg đưa giao dịch lên mức 62.000 đồng/kg, cùng giá với Bắc Giang, Thái Nguyên và Hà Nội.
Cùng ghi nhận mức tăng này, heo hơi tại Hưng Yên và Hải Dương cùng đạt giá 63.000 đồng/kg, cùng với Phú Thọ và Thái Bình là những tỉnh có mức giao dịch cao nhất khu vực.
Các địa phương còn lại đi ngang tại mức 61.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá heo hơi khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Khu vực miền Trung - Tây Nguyên tiếp tục duy trì giá heo hơi ổn định trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Theo đó, Lâm Đồng hiện là tỉnh ghi nhận mức giao dịch cao nhất 63.000 đồng/kg.
Thấp hơn một chút là Thanh Hoá và Bình Thuận tiếp tục neo ở mức 62.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại giữ giá cũ trong ngày hôm nay.
Giá heo hơi khu vực miền Nam
Thị trường heo hơi miền Nam biến động trái chiều trong phiên sáng nay, thu mua trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Cụ thể, heo hơi tại Hậu Giang và An Giang giảm nhẹ 1.000 đồng/kg lần lượt về giá 61.000 đồng/kg và 62.000 đồng/kg.
Ở chiều ngược lại, heo hơi tại Đồng Nai và Đồng Tháp cùng giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, ghi nhận lần lượt tăng 1.000 đồng/kg và 2.000 đồng/kg.
Thị trường heo hơi vẫn đang giữ mức giá ổn định với những biến động nhẹ tại các khu vực. Trong thời gian tới, giá heo hơi có thể tiếp tục điều chỉnh theo nhu cầu thị trường, đặc biệt khi mùa lễ Tết đang đến gần, dự báo nhu cầu tiêu thụ thịt heo sẽ tăng cao.
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 582 trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn, trong đó có khoảng 75% số trang trại sản xuất theo quy trình VietGap, theo Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá.
Để đảm bảo quy trình này, các chủ trang trại tuân thủ chặt chẽ từ khâu đầu tư chuồng trại, quản lý con giống, thức ăn chăn nuôi và các điều kiện đảm bảo khác nhằm đảm bảo sức khoẻ an toàn cho vật nuôi và đảm bảo môi trường chung.
Đây là hướng đi quan trọng nhằm góp phần thực hiện kế hoạch hành động của tỉnh Thanh Hoá về chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn với mục tiêu đến năm 2030: phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng và thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển chăn nuôi toàn diện, theo hướng tập trung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm.