Giá heo hơi miền Bắc
Sau nhịp chững giá trong phiên sáng ngày 13/2, giá heo hơi tại khu vực phía Bắc tiếp tục kéo dài xu hướng đi ngang trong phiên sáng nay (14/2).
Hiện tại, các thương lái tại khu vực này đang thu mua heo hơi trong khoảng 70.000 - 72.000 đồng/kg. Cụ thể, mức cao nhất khu vực là 72.000 đồng/kg hiện được ghi nhận tại Phú Thọ và Bắc Giang. Trong khi đó, Lào Cai, Nam Định và Ninh Bình cùng giao dịch tại mức 70.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Giá heo hơi miền Trung - Tây Nguyên
Thị trường heo hơi khu vực miền Trung - Tây Nguyên tiếp tục lặng sóng. Theo đó, giá heo hơi tại khu vực này hiện dao động từ 68.000 - 72.000 đồng/kg.
Trong đó, Quảng Trị, Quảng Nam, Khánh Hoà và Đắk Lắk bán heo hơi với giá 68.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Nhỉnh hơn một giá là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định và Ninh Thuận đang cùng thu mua tại mức 69.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Nam
Tương tự hai khu vực trên, giá heo hơi tại thị trường phía Nam cũng tiếp tục đứng yên trong phiên sáng nay. Các tỉnh, thành phố tại khu vực này đang mua bán heo hơi trong khoảng 70.000 - 73.000 đồng/kg.
Trong đó, Đồng Nai đang giữ vị trí "quán quân" của cả nước với giá heo hơi chạm ngưỡng 73.000 đồng/kg. Song song với đó, mức giá thấp nhất khu vực là 70.000 đồng/kg đang được ghi nhận tại: Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang và Bạc Liêu.
Nguyên nhân giá heo hơi chững lại nhưng vẫn ở mức cao do nguồn cung vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn: Dù các trang trại đã tái sinh từ cuối năm 2024, nhưng nguồn cung cấp vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Lượng heo hơi xuất chuồng thấp hơn kỳ vọng, giúp giá heo hơi trung bình ở mức cao.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ổn định sau Tết: Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tiêu thụ thịt heo tại Việt Nam năm 2025 có thể đạt 4 triệu tấn, tăng 3,3% so với năm trước. Nhu cầu tiêu điểm ở các siêu thị hệ thống, chợ đầu mối, nhà hàng vẫn ở mức cao, duy trì mức tăng giá.
Giá thức ăn chăn nuôi và sản xuất chi phí vẫn cao: Dù giá heo hơi ổn định nhưng giá chăn nuôi thành công vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chi phí vận chuyển đều neo cao, tạo giá thành sản phẩm heo hơi ở quy mô lớn. Điều này tạo ra giá bán ra khó giảm sâu.
Cục trưởng Cục Chăn nuôi Dương Tất Thẳng khẳng định, với tổng đàn đang có, việc thiếu hụt nguồn cung thịt heo chỉ là hiện tượng cục bộ, theo Báo VietNamNet.
Theo lý giải của lãnh đạo ngành chăn nuôi, do nhu cầu sử dụng thịt của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán tăng 15 - 20% so với ngày thường, đặc biệt từ nông thôn đến thành thị, gia đình nào cũng tích trữ đầy thịt trong tủ lạnh.
Hơn nữa, thời điểm đó, giá heo hơi xuất chuồng tăng và neo ở mức cao. Thế nên, doanh nghiệp và hộ chăn nuôi heo vội xuất bán heo sớm, khi chưa đủ biểu 100 kg, để chốt lời, đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ đó, dẫn đến tổng đàn hiện nay giảm. Sau Tết, heo hơi đạt 100 kg/con, tức đạt tiêu chuẩn để xuất chuồng, rơi vào tình trạng khan hàng, đẩy giá tăng cao.
“Việc giá tăng hay giảm là quy luật thị trường hết sức bình thường”, ông Thắng nói.
Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhấn mạnh, nguồn cung mặt hàng này vẫn đủ cho nhu cầu tiêu dùng. Tình trạng thịt heo hơi thiếu hụt dẫn đến giá tăng lần này cũng sẽ không ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Cũng theo ông Thắng, việc giá thịt heo tăng cao sẽ khó duy trì lâu vì tổng đàn hơn 30 triệu con cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Chuyên gia ngành chăn nuôi cũng nhận định giá heo sẽ tăng và neo ở mức cao nhưng không kéo dài vì khi heo hơi xuất chuồng bán được giá cao, lợi nhuận tốt, người chăn nuôi sẽ ồ ạt tái đàn. Đến lúc nguồn cung tăng, giá mặt hàng này sẽ hạ nhiệt.