Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Bình, Hưng Yên giá heo hơi đang ở mức cao nhất toàn miền 51.000 đồng/kg.
Các địa phương như Phú Thọ, Lào Cai, Điện Biên, Hà Nội, Tuyên Quang, Thái Nguyên được thu mua với mức 50.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Yên Bái, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định giá heo ở mức thấp hơn 49.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 49.000 - 51.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 10/4/2023: Dao động từ 48.000 - 52.000 đồng/kg. Ảnh: Công Thắng
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Nam giá heo hơi ở mức cao nhất toàn miền 52.000 đồng/kg.
Các địa phương như Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Định, Lâm Đồng, Bình Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Nghệ An, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Ninh Thuận giá heo đạt mức 48.000 - 49.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 48.000 - 51.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu giá heo hơi được thu mua với mức 52.000 đồng/kg.
Tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang giá heo hơi ở mức 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng giá heo hơi đang ở mức thấp hơn 48.000 đồng/kg và 49.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 48.000 - 52.000 đồng/kg.
Gỡ khó cho người chăn nuôi
Tỉnh Đồng Nai có 2,56 triệu con heo, đàn gà 23,4 triệu con… được nuôi tập trung ở các huyện Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành, Vĩnh Cửu. Chỉ tính riêng năm 2022, sản lượng ngành chăn nuôi đạt 644.553 tấn, tỷ lệ thịt xẻ các loại 491.711 tấn.
Tuy nhiên tại xã Cây Gáo (huyện Trảng Bom) hiện chỉ còn 10 trang trại tư nhân được đầu tư quy mô lớn duy trì đàn heo. Anh Trần Quốc Đạt, chủ trang trại heo 1.000 con ở ấp Tân Lập 2 (xã Cây Gáo) cho biết, hiện giá heo hơi 48.000 đồng/kg, trong khi cám có giá 360.000 đồng/bao.
Tính ra, mỗi con heo phải nuôi từ 6-7 tháng mới xuất chuồng thì chủ trang trại lỗ 600.000-1 triệu đồng/con. “Hơn 10 năm nuôi heo, tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ có tình cảnh cơ cực thế này, công nhân đòi tăng lương, giá heo hạ, chi phí thì tăng. Cứ đà này, hết tháng 4 thì trang trại phải treo chuồng”, anh Đạt buồn bã nói.
Mới đây, Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương (nguyên liệu chính làm thức ăn chăn nuôi) từ 2% xuống mức 0% để hỗ trợ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và ngành chăn nuôi.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, cũng viết tâm thư gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bày tỏ nguyện vọng cho người chăn nuôi được gia hạn nợ gốc, giảm lãi suất và các ngân hàng thương mại mở gói vay đặc thù cho lĩnh vực đầu tư trang trại.
“Nếu không được hỗ trợ vốn, các cơ sở chăn nuôi đứng trước nguy cơ phá sản. Cơ quan chức năng xem xét gói vay hỗ trợ 2% lãi suất từ ngân sách theo Nghị định 31/2022 của Chính phủ và Thông tư 03/2022 của Ngân hàng Nhà nước giúp gỡ khó khăn về vốn đầu tư xây chuồng trại, mua con giống để vực dậy ngành chăn nuôi”, ông Nguyễn Trí Công kiến nghị.
Tại buổi đối thoại giữa nông dân với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại, chính sách xã hội, các quỹ tín dụng địa phương có giải pháp về tiền tệ, tín dụng để hỗ trợ vốn phát triển ngành chăn nuôi.