Thứ 3, 17/09/2024, 06:44 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Vì sao bàn chân cần giữ ấm? Cách giữ ấm bàn chân hiệu quả

Vì sao bàn chân cần giữ ấm? Cách giữ ấm bàn chân hiệu quả
(Tieudung.vn) - Giữ ấm bàn chân là điều vô cùng cần thiết để tăng nhiệt độ, bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh. Làm thế nào để giữ ấm bàn chân hiệu quả? Cùng tham khảo ngay bài viết này nhé.

Vì sao cần giữ ấm bàn chân?

Vì sao bàn chân cần giữ ấm? Cách giữ ấm bàn chân hiệu quả

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Bàn chân là một trong những bộ phận ở xa tim nhất, nếu máu trong cơ thể lưu thông kém hiệu quả hay chức năng tim phổi yếu thì bàn chân sẽ không thể nhận được máu một cách liên tục.

Theo bác sĩ Lý Kỳ người Trung Quốc cho biết, giữ bàn chân ấm áp sẽ ngăn ngừa bệnh cảm lạnh và máu lưu thông dễ dàng hơn. Trong khi đó, nếu bàn chân lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông máu chậm, gây chân tay đau nhức, tê chân hay chuột rút.

Theo Đông y, bàn chân là khởi đầu của ba kinh âm có lưu thông khí huyết, nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể và chống lạnh lẽo. Chúng được kết nối với các cơ quan khác trong người, nên giữ ấm bàn chân sẽ giúp bảo vệ sức khỏe.

Các cách giữ ấm khi bàn chân bị lạnh

Bạn thấy đấy, bạn chân bị lạnh có thể gây ra nhiều bệnh. Vì vậy, hãy luôn biết cách chăm sóc bàn chân, đừng để đôi bàn chân lạnh, nhất là vào mùa đông. Vậy có những cách nào để giữ ấm cho bàn chân?

Giữ ấm chân với tất, ủng giữ ấm

Tất là một trong những vật dung vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta vào những ngày mùa đông. Để không bị lạnh chân, bạn nên mang tất thường xuyên, kể cả khi ra ngoài hay ở trong nhà. Hiện nay có rất nhiều loại tất được bán trên . Nhưng những loại tất , mỏng, thấp cổ gần như không thể giữ ấm. Vì vậy, bạn nên chọn loại tất đủ giày, cổ cao, khi đi thoải mái, không bị chật.

Ngoài tất, còn có một vật dụng nữa giúp bạn giữa ấm cho đôi chân là ủng giữ ấm. Thiết bị này có cấu tạo gồm 2 phần: Lớp vỏ và động cơ. Lớp vỏ bên ngoài thường làm bằng vải mềm, có lớp bông. Bên trong ủng giữ ấm là động cơ. Khi hoạt động, động cơ này sẽ sử dụng điện năng để làm ấm lớp bông, từ đó giúp chân không bị lạnh. Ngoài ra, chúng còn được tích hợp thêm chế độ massage vô cùng tiện lợi.

Ngâm chân nước ấm

Ngâm chân nước nóng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giữ ấm cho bàn chân, khửi mùi hôi chân, hỗ trợ điều trị một số như nấm da chân, nấm móng chân, cải thiện chứng mất ngủ, giúp tinh thần thoải mái, giảm lo âu…

Cách ngâm nước nóng giữ ấm cho chân rất đơn giản. Bạn chỉ việc tìm một cái chậu đủ rộng, sau đó pha nước ấm khoảng 45 - 50 độ C rồi cho chân vào ngâm. Để tăng hiệu quả, bạn có thể cho thêm muối, các bài thuốc ngâm chân… Dùng chậu rất đơn giản, tiện lợi nhưng nước nhanh nguội. Muốn giữ nước ấm lâu, bạn có thể sử dụng các loại bồn ngâm chân điện.

Bồn ngâm chân điện có khả năng tự động làm nóng nước, có nút tăng giảm nhiệt độ để người dùng tùy chỉnh. Nhiều dòng sản phẩm còn được trang bị thêm hệ thống con lăn massage, đèn hồng ngoại, đá mài gót chân… Có bồn massage ngâm chân trong nhà, đôi bàn chân của bạn sẽ luôn được chăm sóc “thật chu đáo”.

Chườm nóng

Chườm nóng cũng là một cách đơn giản giúp đôi bàn chân không bị lạnh. Nếu áp dụng phương pháp này, bạn nên sử dụng túi chườm nóng hoặc túi chườm nóng lạnh đa năng vì chúng khá tiện lợi, an toàn và nhất là có thể giữ nhiệt lâu. Lưu ý: Không nên để nhiệt độ quá nóng, không chườm quá lâu để tránh bị bỏng da (thời gian chườm chỉ nên từ 15 - 20 phút).

Một số lưu ý khác

Ngoài các cách trên, để giúp chân luôn khỏe, không bị lạnh vào mùa đông, bạn cần lưu ý những điều sau:

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước ấm.

Dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên để tránh chân bị nứt nẻ.

Vệ sinh bàn chân sạch sẽ, tránh vi khuẩn lây lan.

Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao.

Tags:
4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.05957 sec| 790.367 kb