Sỏi thận là gì?
Ảnh minh họa.
Sỏi thận chính là sự lắng đọng của một số chất đào thải qua đường thận, nhưng thay vì đào thải trực tiếp ra nước tiểu thì ở một số người những tinh thể này lại kết tinh lại với nhau, quá trình này diễn ra liên tục hình thành nên sỏi to lớn gây chèn ép thận và ống thận làm nguy hại tới sức khỏe người bệnh.
Có rất nhiều loại sỏi thận khác nhau trong đó có sỏi canxi là loại sỏi thường gặp nhất hiện nay. Chính vì vậy mà nhiều người nghĩ bị sỏi canxi là nên tránh việc bổ xung canci vào cơ thể. Thực chất điều này hoàn toàn không đúng đâu mọi người nhé, cần thay đổi suy nghĩ này nhanh trước khi cơ thể bạn có biểu hiện thiếu canxi nhé.
Uống nhiều sữa và nguy cơ sỏi thận
Theo thống kê, có đến 90% sỏi thận có thành phần là canxi, do đó, người bệnh sỏi thận cần kiểm soát mức độ canxi đưa vào cơ thể bởi thừa canxi sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận hoặc làm cho bệnh nghiêm trọng hơn. Cũng chính vì vậy, mà nhiều người cho rằng người bệnh sỏi thận không nên uống sữa hay các chế phẩm từ sữa bởi có hàm lượng canxi cao.
Tuy nhiên, quá trình hình thành sỏi là một quá trình phức tạp do các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu kết hợp với các yếu tố như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị dạng tiết niệu, di truyền, … chứ không phải chỉ do dư thừa canxi gây ra. Và cho đến nay cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh người bị sỏi thận phải kiêng các thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa hay các chế phẩm từ sữa. Bên cạnh đó, nếu kiêng canxi quá mức còn gây ra mất cân bằng hấp thu canxi, khiến cơ thể hấp thu nhiều oxalat từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, thiếu canxi và còn dễ bị loãng xương. Như vậy, nguy cơ hình thành sỏi thận (chủ yếu là sỏi canxi) do rối loạn chuyển hóa canxi trong cơ thể chứ không hoàn toàn do việc uống sữa gây ra.