Thứ 6, 27/09/2024, 12:12 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tự test nhanh Covid-19 lên "2 vạch" cần làm gì?

Tự test nhanh Covid-19 lên "2 vạch" cần làm gì?
(Tieudung.vn) - Test nhanh có kết quả xét nghiệm dương tính không chắc chắn bạn đang mắc Covid-19, người dân cần hết sức bình tĩnh để có những bước xử trí tiếp theo phù hợp.

Tự test nhanh Covid-19 lên "2 vạch" cần làm gì?

Khi chọn mua bộ kit test nhanh Covid-19 cần tham khảo danh sách các sản phẩm được Bộ Y té cấp phép. Ảnh: Femme Actuelle

Trước những diễn biến của dịch bệnh Covid-19, lợi dụng tâm lý lo sợ của người dân, nhiều cá nhân, tổ chức, đơn vị đã rao bán các bộ kit test nhanh Covid-19 với nhiều mức giá và hình thức khác nhau.

Trước thực trạng "vàng thau lẫn lộn" trên kit test nhanh dù Bộ Y tế, Bộ Công thương cùng các cơ quan quản lý đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo nhưng trong thực tế cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp người dân tự mua các bộ kit test nhanh về dùng, khi có kết quả "2 vạch" thì vô cùng lo âu, một số trường hợp cảm thấy khó thở.

Theo TS. BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Chợ Rẫy, nên biết, test nhanh là một xét nghiệm tầm soát chứ chưa phải là xét nghiệm khẳng định.

Khi test nhanh có kết quả dương tính nghĩa là có khả năng đã mắc covid-19 nhưng không phải là chắc chắn hoàn toàn. Song song đó vẫn có khả năng test nhanh đang cho kết quả dương tính giả, do đó người dân cần hết sức bình tĩnh để có những bước xử trí tiếp theo phù hợp.

Sau khi test nhanh có kết quả dương tính, người dân cần có ý thức bảo vệ gia đình vì bản thân mình đang có nguy cơ mắc Covid-19, cần ngay lập tức cách ly với người người xung quanh; thông báo cho y tế địa phương để có thể xác định lại tính chính xác của kết quả đồng thời sẽ được hướng dẫn những bước xử trí tiếp theo phù hợp.

Tự test nhanh Covid-19 lên "2 vạch" cần làm gì?

Bộ kit LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR Kit Nam do Học viện Quân y và Công ty công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất được WHO công nhận. Ảnh: sggp.org.vn

Theo TS. BS Lê Quốc Hùng, bất kỳ người nào khi đối diện với nguy cơ mà bản thân không mong muốn, cơ thể sẽ có những phản ứng hồi hộp, lo lắn

và có thể cảm thấy khó thở, do đó chúng ta cần giữ bình tĩnh.

Muốn xác định bản thân có khó thở thật sự hay không, muốn xác định nhịp thở thì cần phải thực hiện kiểm tra sau 15 phút đến 30 phút.

Trong điều kiện lý tưởng nếu có thể thực hiện đo chỉ số SpO2 thì cần lưu ý con số SpO2 dưới 95% dưới điều kiện thở khí trời là dấu hiệu cảnh báo thiếu oxy máu.

Phương pháp để kiểm tra tình trạng hô hấp, nhịp thở mà người dân có thể đơn giản áp dụng tại nhà? là đếm nhịp thở và nhịp tim. Nếu nhịp thở tăng lên trên 20 lần/ phút trong điều kiện nghỉ ngơi thì đó là biểu hiện có thể cảnh báo nguy cơ, cần liên hệ với nhân viên y tế để kiểm tra lại vì trong thực tế cũng có những trường hợp người có nhịp thở nhanh hơn người bình thường ví dụ như bệnh nhân có bệnh phổi trước đó.

Nhịp tim thông thường ở mức 80-100 lần/ phút, nếu nhịp thở trên 20 lần/ phút, nhịp tim trên 100 lần/ phút đó là dấu hiệu nguy cơ, kết hợp cùng các biểu hiện khác của bệnh Covid-19 thì cần liên hệ ngay với y tế địa phương để xác định đúng tình trạng của bản thân và có những hướng xử trí tiếp theo phù hợp.

Tự test nhanh Covid-19 lên "2 vạch" cần làm gì?

Danh mục test nhanh kháng nguyên được Bộ Y tế cấp phép, bao gồm 2 sản phẩm trong nước, 17 sản phẩm nhập khẩu

Tags:
4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.07025 sec| 776.664 kb