Thứ 5, 10/10/2024, 03:11 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

TP Hồ Chi Minh công bố dịch sởi, cần làm gì để phòng tránh?

TP Hồ Chi Minh công bố dịch sởi, cần làm gì để phòng tránh?
(Tieudung.vn) - Mới đây, TP Hồ Chí Minh đã chính thức công bố dịch sởi trên toàn TP trước bối cảnh ca sởi tăng nhanh và đã có ba trẻ tử vong vì sởi.

Theo nội dung văn bản, căn cứ theo các quy định hiện hành, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh quyết định công bố dịch bệnh truyền nhiễm sởi quy mô toàn Thành phố. Thời gian xảy ra dịch là vào tháng 8, với nguyên nhân do virus Sởi (Polynosa morbillorum) gây ra.

Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC), trong tuần 34 (19/8 đến ngày 25/8), TP Hồ Chí Minh ghi nhận 85 ca sốt phát ban nghi sởi sống tại TP Hồ Chí Minh.

Trong đó, 20 ca dương tính (23,5%), 44 ca không lấy mẫu (51,8%), 17 ca chưa có kết quả (20,0%) và 4 ca âm tính (4,7%).

Tổng số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy từ đầu năm đến nay là 525 ca.

TP Hồ Chi Minh công bố dịch sởi, cần làm gì để phòng tránh?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Cụ thể có 209 ca dương tính (39,8%), 164 ca không lấy mẫu (31,2%), 02 ca có kết quả xét nghiệm không xác định (0,4%), 23 ca chưa có kết quả (4,4%) và 127 ca âm tính (24,2%) và 3 ca tử vong.

Về tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch, sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B. Người có nguy cơ mắc bệnh là người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ; bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Về đường lây, bệnh lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Cách phòng hiệu quả

Theo Cục Y tế dự phòng, tiêm vaccine sởi là biện pháp phòng bệnh sởi hiệu quả nhất. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.

Không có vaccine nào có hiệu quả bảo vệ 100%. Nếu trẻ được tiêm một mũi vaccine sởi lúc 9 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vaccine sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%.

Sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vaccine theo lịch tiêm chủng thì có miễn dịch có thể bền vững suốt đời. Chính vì vậy các phụ huynh cần thực hiện đầy đủ hướng dẫn của cán bộ y tế khi đưa trẻ đi tiêm chủng.

Làm gì khi trẻ mắc bệnh

Trẻ cần tăng cường dinh dưỡng đầy đủ để phòng suy dinh dưỡng; tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho trẻ tránh mắc bệnh cơ hội.

Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan trong cộng đồng. Cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có sốt phát ban và kèm theo ho.

Bên cạnh tiêm vaccine sởi phòng bệnh, ngành y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh gồm: Rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với người bệnh; deo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc khi chăm sóc người bệnh; vệ sinh nhà cửa, đồ dùng thông thoáng, sạch sẽ, thường xuyên lau chùi các bề mặt tiếp xúc; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay; cách ly người bệnh để tránh lây nhiễm cho người khác.

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.12464 sec| 774.172 kb