Cà rốt
Cà rốt thường được khuyên dùng cho bệnh nhân bị loét dạ dày nhờ có dược tính và độ kiềm hóa giúp làm lành vết loét do lượng a xít dư thừa gây ra. Uống nước ép cà rốt có tác dụng kiểm soát cảm giác khó chịu do chứng trào ngược a xít gây ra.
Ăn quả nam việt quất
Quả Nam Việt Quất chứa các thành phần tự nhiên, có tác dụng trong việc ngăn ngừa vi khuẩ cư trú ở dạ dày – nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng, và ung thư dạ dày. Nên có thể nói quả Nam Việt Quất là thực phẩm hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm loét dạ dày.
Ăn nhiều cải xanh
Chứa isothiocyanate sulforaphane, một hợp chất có thể tiêu diệt vi khuẩn H. pylori gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, cải xanh cũng là loại rau giàu chất xơ, tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
Nên bổ sung các loại đậu bắp
Chứa nhiều vitamin B, C, E…. cần thiết giúp bảo vệ và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng hỗ trợ làm lành các vết loét nhanh chóng.
Dù cũng có nhiều thực phẩm bổ sung chiết xuất nam việt quất, nhưng thay vì sử dụng các thực phẩm nam việt quất qua chế biến thì sử dụng nước ép nam việt quất vẫn tự nhiên hơn, dễ dàng hơn, rẻ hơn, và hiệu quả hơn, cũng như thường xuyên ăn quả nam việt quất để tối đa hóa công dụng của thứ quả này trong điều trị viêm loét dạ dày.
Lô hội (nha đam)
Lô hội có đặc tính kháng khuẩn cao. Các thành phần trong lô hội có khả năng ức chế sự tăng trưởng quá mức của vi khuẩn H.pylori - nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Nếu bị loét dạ dày, bạn cần bổ sung lô hội vào chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát việc sản xuất quá nhiều dịch a xít, cũng như giảm tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày.
Hạt hạnh nhân
Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách ăn nhẹ thêm một số ít hạnh nhân. Hạnh nhân rất giàu vitamin B, protein và canxi có thể làm giảm triệu chứng loét và hỗ trợ trong quá trình phục hồi. Các loại thực phẩm khác có chứa vitamin B bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cải xoăn.