Vai trò của axit dạ dày
Thành phần chính của axit dạ dày là axit clohydric (công thức hóa học: HCl). Nồng độ HCl ở dạ dày của người khỏe mạnh dao động trong khoảng 0,0001 – 0,001 mol/l, độ pH khoảng 3 - 4.
Axit dạ dày đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Đó là:
Thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và làm rỗng dạ dày;
Kích thích ruột non và tụy sản xuất ra các enzyme tiêu hóa để phá vỡ chất béo, protein,...;
Tiêu diệt các vi khuẩn có hại từ bên ngoài đi vào dạ dày, tránh gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa;
Có vai trò quan trọng đối với việc đóng - mở các van tâm vị và môn vị.
Axit dạ dày cần đảm bảo cân bằng để ổn định quá trình tiêu hóa trong dạ dày. Việc thiếu hoặc dư axit dạ dày đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tiêu hóa của dạ dày nói riêng và sức khỏe nói chung.
Thừa axit dạ dày là gì?
Khi nồng độ axit dạ dày vượt mức 0,001 mol/l và độ pH dưới 3.5 thì sẽ dẫn tới tình trạng thừa axit dạ dày. Đây là tình trạng phổ biến, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày, dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Thực phẩm ngăn thừa axit dạ dày
Trà thảo mộc
Trà thảo mộc là một trong những loại trà tốt nhất giúp chống lại axit dạ dày.
Trà thảo mộc là một trong những loại trà tốt nhất giúp chống lại axit dạ dày. Loại trà này giúp làm dịu đường ruột và giảm sản sinh axit. Khi uống, hãy thổi nguội trà một chút và uống chậm rãi để đạt hiệu quả cao hơn.
Gừng
Gừng là một gia vị tuyệt vời giúp chống lại axit dạ dày nhờ có các thành phần kháng viêm. Gừng có khả năng cải thiện các vấn đề tiêu hóa và điều trị axit dạ dày. Bạn có thể nhai gừng sống hoặc uống trà gừng để làm dịu dạ dày.
Giấm táo
Giấm táo hay táo đều được cho là có hiệu quả trong điều trị axit dạ dày. Mặc dù táo về bản chất mang tính axit, nhưng nó chứa các axit và enzyme lành mạnh giúp trung hòa axit dạ dày.
Sinh tố rau xanh
Hãy chọn các loại rau lá sẫm màu để làm sinh tố. Một cốc sinh tố rau xanh sẽ cung cấp cho bạn đủ các chất chống oxy hóa và dưỡng chất, đồng thời giúp giảm axit dạ dày nhanh chóng.
Yến mạch
Yến mạch nguyên hạt là một nguồn chất xơ dồi dào. Chất xơ hấp thụ axit trong dạ dày, nhờ đó giảm các triệu chứng axit dạ dày. Chất xơ còn giúp giảm táo bón, tăng cường sức khỏe đường ruột và giúp bạn no lâu.
Nha đam
Nha đam là một chất làm mát tự nhiên, có khả năng điều trị ợ nóng và axit dạ dày. Bạn có thể uống nước nha đam hoặc sử dụng trong các món ăn để giảm axit dạ dày.
Salad rau sống
Salad có tính kiềm tự nhiên và đem lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Salad giúp ngừa viêm và ngăn thừa axit dạ dày nhờ có các loại rau củ xanh được xem là siêu thực phẩm giúp giảm viêm.
Dầu ô-liu
Dầu ô-liu giúp giảm các triệu chứng ợ hơi và khó tiêu, đồng thời có tác dụng kháng viêm. Bạn nên rưới dầu ô-liu lên thức ăn thay vì dùng dầu ô-liu khi nấu.