Thứ 3, 26/11/2024, 00:05 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nên ăn rau chân vịt thường xuyên

Nên ăn rau chân vịt thường xuyên
(Tieudung.vn) - Lợi ích khi ăn rau chân vịt sẽ khiến bạn bất ngờ, bởi nó không chỉ chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho sức khỏe, mà còn ngăn ngừa nhiều bệnh.

Rau chân vịt (cải bó xôi) là một thành viên của họ rau dền, đã từng được trồng ở Ba Tư từ cách đây hàng nghìn năm sau đó du nhập về Trung Quốc cách đây khoảng 1.500 năm. Vài trăm năm sau đó, loại rau này được mang đến châu Âu và nhanh chóng có mặt trong nhiều ngon.

Nên ăn rau chân vịt thường xuyên

Rau chân vịt vô cùng tốt cho sức khỏe.

Rau chân vịt là một loại rau ăn lá giàu khoáng chất như kali, kẽm, magiê, sắt, canxi… cùng các loại vitamin như folate, niacin, vitamin A, vitamin B6, vitamin C, vitamin K, vitamin B1 (thiamine), vitamin B2 (riboflavin) và nhiều vitamin thiết yếu khác. Đây là một loại rau rất có lợi cho sức khỏe với hàm lượng chất béo thấp. Bạn có thể dùng để chế biến các món như: salad, xào hay nấu canh, chiên trứng…

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100g rau chân vịt chứa 28,1µg vitamin C, đáp ứng được 34% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày của loại vitamin này.

Hiện nay rau chân vịt còn được bào chế dưới dạng bổ sung, song nó vẫn được sử dụng rộng rãi chủ yếu như một loại rau.

Ngăn ngừa

Các dạng ung thư như: bàng quang, tuyến tiền liệt, gan, phổi sẽ được ngăn chặn bởi các chất có trong rau chân vịt như: folate, chlorophyllin và tocopherol.

Ngoài ra, trong rau chân vịt còn có chứa những chất giảm hoạt động của khối u và sự phát triển của tế bào ung thư trên cơ thể.

Hạn chế bệnh đái tháo đường

Trong rau chân vịt có chứa chất chống oxy hóa tên là axit alpha-lipoic giúp giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa quá trình oxy hóa trong cơ thể. Quá trình này giúp quản lý bệnh đái tháo đường hiệu quả.

Bệnh suy giảm thần kinh tự trị và suy giảm thần kinh ngoại vi do biến chứng của bệnh đái tháo đường gây ra, sẽ được ức chế và suy giảm nếu như người bệnh thường xuyên sử dụng rau chân vịt.
 
Chống viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày sẽ được cải thiện hoặc ngăn ngừa bằng rau chân vịt hằng ngày. Vì loại rau này có khả năng bảo vệ lớp màng nhầy của dạ dày, tăng khả năng hoạt động của niêm mạc đường tiêu hóa. Từ đó giúp giảm viêm nhiễm và loét dạ dày.

Hàm lượng protein có trong rau chân vịt rất dễ tiêu thụ và chuyển hóa thành các axit amin giúp tăng cường trao đổi chất, làm lành vết thương và hiệu quả.

Kiểm soát

Cải bó xôi có chứa các chất chống oxy hóa như axit alpha-lipoic có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu, tăng tính năng nhận biết của cơ thể đối với hormone insulin và ngăn ngừa khả năng oxy hóa gây căng thẳng ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Phòng ngừa bệnh hen suyễn

Một số nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều beta-carotene như quả đào, bông cải xanh, dưa đỏ, bí đỏ, cà rốt và đặc biệt là cải bó xôi thường có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn thấp hơn so với những người hiếm khi ăn những loại thực phẩm này.

Giúp điều hòa huyết áp

Những người có huyết áp cao nên thường xuyên dùng cải bó xôi vì hàm lượng kali cao trong loại thực phẩm này sẽ giúp khống chế hàm lượng natri trong máu. Cơ thể chứa quá nhiều natri sẽ có nguy cơ bị huyết áp cao tương tự như khi cơ thể bạn thiếu kali.

Tốt cho sức khỏe xương khớp

Vitamin K trong loại rau này còn có thể giúp xương bạn trở nên chắc khỏe. Ngoài ra, chúng còn giúp hỗ trợ quá trình hình thành xương, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ canxi của xương và giảm lượng canxi trong nước tiểu.

Tốt cho da và tóc

Cải bó xôi có nhiều vitamin A cần thiết cho quá trình tiết chất nhờn dưỡng ẩm cho tóc và quá trình phát triển của các mô cơ, kể cả da và tóc. Các loại rau có lá màu sẫm như cải bó xôi thường có chứa nhiều vitamin C – dưỡng chất thiết yếu giúp hình thành và duy trì collagen, quy định cấu trúc của da và tóc.

Tags:
5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
0.93569 sec| 788.258 kb