Thứ 6, 22/11/2024, 12:49 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Thận trọng với bệnh viêm VA phì đại ở trẻ em

Thận trọng với bệnh viêm VA phì đại ở trẻ em
(Tieudung.vn) - Viêm VA phì đại là bệnh thường xảy ra ở trẻ em mới sinh đến 5 tuổi.

Phì đại VA là bệnh gì?

Thận trọng với bệnh viêm VA phì đại ở trẻ em

Thận trọng với bệnh viêm VA phì đại ở trẻ em. Nguồn ảnh: Internet 

VA là một tổ chức lympho nằm ở nóc vòm, sau cửa mũi sau. Khi hít vào, không khí sẽ vào mũi, đi qua VA rồi vào khí quản và phổi. VA có từ khi mới sinh ra, VA bình thường không bị viêm sẽ có kích thước khoảng từ 4 - 5 mm, rất mỏng, với kích thước này trẻ thở hoàn toàn bình thường. 

Khi VA bị viêm, vi khuẩn tấn công vào vùng này làm suy giảm hệ miễn dịch và quá phát thành khối to gọi là sùi vòm mũi họng. Đây là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Bệnh có thể gây biến chứng sang các vùng khác. Viêm VA thường có 2 loại: Viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính.

Nguyên nhân nhiễm phì đại VA

VA là nơi có vi khuẩn xâm nhập vào nhiều nên thường sẽ xảy ra tình trạng viêm, nhiễm khuẩn. Sau nhiều lần VA sẽ trở thành ổ viêm nhiễm, bệnh diễn ra nhiều lần dẫn đến viêm VA phì đại.

Triệu chứng của phì đại VA

Viêm VA phì đại là bệnh lý thường xảy ra vào mùa lạnh, bệnh gây ảnh hưởng đến tai, mũi, họng nên dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác. Một số triệu chứng của bệnh ở trẻ nhỏ như:

Có thể viêm tai giữa, ù tai.

Phì đại VA sẽ gây ra tình trạng viêm mũi, viêm xoang, bệnh làm nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi và tình trạng ngủ ngáy diễn ra.

Hệ hô hấp: Vì dịch từ VA phì đại chảy xuống, dẫn đến triệu chứng ho và gây ra bệnh viêm phế quản. 

Hô hấp lâu bằng đường miệng cũng khiến bé mất thẩm mỹ vì xương hàm bị dài ra, xương vòm cao, răng cửa trên nhô ra, môi dày.

Toàn thân: Bệnh gây cản trở ở đường hô hấp, dẫn đến ảnh hưởng tới toàn thân như tức ngực, khó thở,... Khi lượng oxy cung cấp vào phổi, tim không đủ cũng gây ra các bệnh về phổi và tim của trẻ nhỏ.

Cần điều trị sớm khi trẻ bị phì đại VA 

Thận trọng với bệnh viêm VA phì đại ở trẻ em

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An khám cho bệnh nhân. Nguồn ảnh: BVAV

Bé Thúy Hằng - 2 tuổi ở Cao Bằng thường sốt, chảy nước mũi tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Mỗi lần bị viêm VA, bé thường quấy khóc và chậm lớn hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Vì nghĩ chủ quan, bố mẹ bé thường xuyên mua thuốc gần nhà cho con nhưng không khỏi, những biện pháp dân gian cũng không có hiệu quả nên đưa con tới gặp bác sĩ.

Sau khi thăm khám cho bé, bác sĩ cho biết bé bị phì đại VA và phải nạo VA. Mẹ bé ban đầu rất lo lắng, phân vân không biết có nên nạo VA cho trẻ hay không nhưng sau khi nghe những biến chứng có thể xảy ra đã quyết định giải quyết vấn đề sức khỏe này cho con. Một vấn đề lo lắng là phẫu thuật cho con cận Tết liệu có ổn không.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An, Nguyên trưởng khoa Tai mũi họng Nhi - TMH Trung ương hiện là giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, khi nạo xong VA em bé hồi phục nhanh bé có thể ra về trong ngày hoặc chỉ ở lại viện qua đêm. Chính vì thế, nếu phẫu thuật thời điểm cận Tết này bé vẫn ra viện ngay và hồi phục sớm nên các bậc phụ huynh không cần phải lo lắng

Nếu không phẫu thuật, VA nếu mãn tính như cháu Hằng có thể để lại nhiều biến chứng như tình trạng bé ngạt thở, nói giọng mũi, ngủ thở bằng miệng và đôi khi xuất hiện hiện tượng ngừng thở khi ngủ.

PGS. Hoài An cho biết VA là tổ chức lympho tương tự amidan nhưng nằm phía sau mũi, trên lưỡi gà, là vùng đặc biệt khó thấy ở trẻ nhỏ nên có thể bị bỏ sót khi khám bệnh, chủ yếu được chẩn đoán qua các dấu hiệu gián tiếp như nghẹt mũi và gương mặt điển hình của người bị biến chứng VA.

Khi bé có dấu hiệu ho, chảy nước mũi, ngạt mũi lặp đi lặp lại nhiều lần/năm được coi là viêm VA.

PGS An cho biết viêm VA nhiều lần gây các biến chứng sưng VA làm em bé bị chảy mủ đờm xuống họng gây ho, toàn thân bé sốt, chảy gen mũi.

Khi em bé viêm VA, lần đầu dùng kháng sinh hiệu quả còn bị nhiều lần, sử dụng nhiều kháng sinh dễ gây nên kháng kháng sinh. Đặc biệt VA sản sinh ra các chất tạo ra màng bao bọc tổ chức này, không một loại thuốc nào có thể công phá nó và tình trạng viêm VA cứ kéo dài không chữa được, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA.

PGS An nhiều trẻ đến bệnh viện khám khi VA đã gây biến chứng như viêm tai giữa cấp, ứ mủ, nghe kém, điếc. Ngoài ra, VA viêm còn biến chứng xuống viêm phế quản với biểu hiện ho, khó thử, khò khè. Biến chứng chảy mũi kéo dài biến chứng viêm xoang.

Các biến chứng xa của viêm VA như biến chứng đường tiêu hoá như gây ỉa chảy. Nếu tổ chức VA nhiễm liên cầu gây thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp…

PGS An cho biết viêm VA người ta chỉ định cho những em bé bị viêm VA lặp đi, lặp lại từ 4 lần/năm. Em bé viêm VA gây biến chứng viêm tai giữa gây viêm tai giữa ứ dịch khiến em bé nghe kém hoặc viêm VA biến chứng viêm xoang.

Phương pháp nạo VA hiện nay đã an toàn hơn. Bác sĩ An cho biết trước đây trước đây người ta nạo VA thường dùng thìa nạo thông thường có thể gây tê tại chỗ nhưng nhược điểm chân VA bám dai, chui sâu trong mũi thì dụng cụ này không lấy được hết VA.

Sau đó có các thiết bị khác thay thế nạo VA như thiết bị vừa cắt, vừa hút nạo và lấy toàn bộ được chân VA nhưng nhược điểm nó gây chảy máu nên phải có dụng cụ cầm máu.

10 năm trở lại đây người ta dùng thiết bị khác, đó là dao Plasma - thiết bị để nạo VA tốt, không gây chảy máu. Theo bác sĩ An, nếu có chỉ định nạo VA, các bậc phụ huynh không nên lo lắng vì các cơ sở y tế đều sử dụng phương pháp này để nạo VA cho bé.

Tags:
4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.14602 sec| 803.898 kb