Thứ 6, 22/11/2024, 02:26 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Thận trọng khi cho trẻ nằm võng

Thận trọng khi cho trẻ nằm võng
(Tieudung.vn) - Trẻ nằm võng rất dễ ngủ nhưng cha mẹ cần lưu ý chúng gây hại rất lớn đấy nhé.

Võng là vật dụng có độ cong rất lớn, nằm võng lại thường đung đưa cảm giác dễ chịu nhưng thực tế có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc nằm võng đung đưa hại nhiều hơn lợi. 

Thận trọng khi cho trẻ nằm võng

Trẻ nằm võng lợi nhiều hơn lại. Nguồn ảnh: Internet

Nhược điểm khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Tuy có một vài ưu điểm nhưng việc cho trẻ sơ sinh nằm ngủ trên võng tiềm ẩn khá nhiều hạn chế. Đó là:

Gây hội chứng rung lắc: Do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển não bộ của trẻ. Tình trạng cho trẻ nằm võng kéo dài, đu đưa nhiều có thể dẫn tới hội chứng rung lắc - một dạng chấn thương não khá nghiêm trọng. Tổn thương nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, giảm thị lực, rối loạn khả năng định hướng và chậm hình thành nhận thức;

Ảnh hưởng tiêu cực tới cột sống và lồng ngực: Vì võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ sẽ không được nâng đỡ nên dễ bị cong vẹo. Điều này là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành nên dễ bị cong theo độ lún của võng. Bên cạnh đó, khi đốt sống cong thì lưng sẽ gù, gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim, phổi,...( như gù vẹo cột sống, có thể gây khó thở..)

Ức chế thần kinh: Trẻ ở trong trạng thái rung lắc mạnh liên tục (do đu đưa võng) sẽ bị mệt mỏi thần kinh nên dù đã đi vào giấc ngủ thì bé vẫn mang tâm trạng run sợ. Do đó, khi bế trẻ ra, bé hay bị giật mình, khóc thét. Nếu phải trải qua tình trạng này trong thời gian dài thì não của trẻ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi.

Thần kinh vận động kém phát triển: Trẻ nằm trên võng sẽ khó học, hình thành các động tác như trườn, bò, đi lại, chạy, cầm nắm đồ vật,... Sự ảnh hưởng trên hệ thần kinh vận động khiến bé kém linh hoạt, làm khả năng nhận thức và tiếp thu kém đi.

Những điều cần lưu ý khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Bạn hãy ghi nhớ những điều sau:

Đảm bảo bé luôn an toàn trong khi ngủ. Chú ý đến các yếu tố làm giảm nguy cơ Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Luôn đặt bé vào võng ở tư thế ngửa, không đặt sấp hoặc nghiêng;

Kiểm tra xem khung võng có đủ khả năng đỡ bé không. Một số công ty sản xuất võng có thể cung cấp chỉ số về trọng lượng và chiều cao tối đa của người nằm trên võng. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng lại một chiếc võng cũ của người bạn, người thân cho hoặc của đứa con đầu lòng, hãy kiểm tra nó có bị rách, sờn ở bất cứ vị trí nào hay không;

Không đặt bất kỳ gối, chăn hoặc đồ chơi mềm vào trong võng vì chúng có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ và quá nóng
Trẻ sơ sinh nằm võng, mẹ nên chọn loại vải của võng thoáng mát, dễ tháo và giặt;

Không treo bất kỳ phụ kiện như chuông kim loại nhỏ, tua rua nhiều màu sắc, ruy băng hoặc đồ chơi vì chúng có nguy cơ gây nghẹt thở và siết cổ bé;

Không cho anh chị lớn của bé đung đưa võng vì vô tình trẻ dùng nhiều lực có thể làm văng trẻ sơ sinh ra khỏi võng;

Không cho phép anh chị lớn trèo vào võng em bé. Trẻ nhỏ có thể thích vào võng nằm cùng em nhưng trẻ không biết giữ thăng bằng và có thể gây nguy hiểm cho em bé;

Luôn đảm bảo chiếc võng được treo ở một nơi chắc chắn, an toàn và cân bằng. Kiểm tra các dây buộc thường xuyên vì việc đung đưa võng liên tục có thể làm lỏng các nút thắt và sờn sợi dây buộc võng;

Đảm bảo rằng bạn có thể quan sát được bé mọi lúc;

Để đảm bảo an toàn cho con, bạn có thể đặt dưới võng một tấm đệm. Nếu bé bị rơi ra ngoài, bé cũng đỡ bị đau hơn;

Nếu phải đi làm, bạn nhờ người thân trông bé ngủ trong khi bạn đi vắng. Hướng dẫn người thân thật kỹ để bé được an toàn.

Tags:
4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.07083 sec| 787.813 kb