Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc
Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Nguồn ảnh: Internet
Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều.
Solanine không hòa tan trong nước đáng kể, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể được phá hủy được chất này. Nhưng một mẹo nhỏ giúp bạn hóa giải, đó là thêm một chút giấm vào quá trình chế biến cà tím, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy của solanine.
Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.
Cà tím gây dị ứng
Một thông tin vô cùng quan trọng khác đã được các nhà khoa học Ấn Độ ghi nhận. Đó là cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím.
Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Để tránh, bạn cần nấu chín kỹ cà tím trước khi ăn.
Cà tím: nên ăn như thế nào?
Sơ chế: Độc tố trong cà tím khá cao, không thể hòa tan trong nước, tốt nhất bạn nên ngâm cà trong nước muối thêm vào đó vài giọt giấm, như vậy chúng sẽ giảm đi đáng kể. Bóp nhẹ cà để các chất độc và hạt cà được loại bỏ dễ dàng hơn.
Ăn cả vỏ: Nhiều người cho rằng vỏ cà tím gây ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa, nhưng ngược lại chúng giàu Vitamin B, hỗ trợ tốt cho việc hấp thụ Vitamin C trong cơ thể.
Kết hợp với thực phẩm khác: Nên chế biến cà tím cùng các loại thực phẩm khác nhằm giảm lượng cà tím tiêu thụ, đồng thời bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng.
Kết hợp nhiều thực phẩm giảm lượng cà tím nạp vào cơ thể
Không ăn quá nhiều: Một người trưởng thành chỉ nên sử dụng tốt đa 250g cà tím trong 1 khẩu phần ăn. Không dùng liên tục trong nhiều ngày.
Hạn chế các món chiên: Trong các món chiên, rán, chất xơ sẽ hấp thụ nhiều dầu mỡ, đồng thời làm mất đi 50% dinh dưỡng có trong cà.
Không dùng cùng với cua, ghẹ: Cua ghẹ và cà đều có tính hàn, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Chọn cà: Cà tím chỉ tốt khi trái còn non, tươi ngon, không chọn cà quá già hay đã héo. Bởi trái càng già độc tố trong chúng càng cao.
Không nấu ở nhiệt độ quá cao: Hàm lượng dinh dưỡng sẽ mất đi, đồng thời làm tăng số độc tố có trong cà nếu nấu chúng ở nhiệt độ quá cao.