Hạ đường huyết
Tiêm insulin điều trị tiểu đường có thể làm giảm nồng độ đường huyết trong máu nhanh và đột ngột, thậm chí có thể dẫn đến hôn mê. Hạ đường huyết là tác dụng phụ của insulin không mong muốn hay gặp nhất. Nếu tiêm một lượng lớn insulin cùng một lúc như: mệt mỏi, nhức đầu, cảm giác đói, rối loạn thị giác, vã mồ hôi nhiều kèm lú lẫn, đặc biệt đối với những người bị rối loạn chức năng gan và thận.
Ngoài ra, ăn không đúng giờ hoặc ăn quá ít sau khi tiêm, tăng cường vận động nhưng không tăng lượng thức ăn ăn vào kịp thời… cũng là những nguyên nhân gây hạ đường huyết.
Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ liều lượng chính xác khi tiêm insulin, không tự ý tăng, giảm hoặc ngừng dùng thuốc và phải luôn theo dõi lượng đường trong máu. Đồng thời, cũng phải học cách nhận biết và đối phó với tình trạng hạ đường huyết. Ngoài ra, insulin tác dụng kéo dài hoặc thế hệ mới nhìn chung hiếm khi gây hạ đường huyết.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Dị ứng
Phản ứng tại chỗ như xuất hiện các vết mẩn đỏ, phù hoặc ngứa tại vị trí tiêm và sẽ hết sau vài ngày đến vài tuần. Dị ứng có thể liên quan đến yếu tố khác như các chất sát khuẩn gây kích ứng, tiêm quá nông hoặc dị ứng với các thành phần là chất bảo quản.
Phản ứng toàn thân hiếm gặp hơn, có thể liên quan đến insulin hoặc metacresol. Hai chất này có thể gây phản ứng toàn thân như lên cơn khó thở, thở khò khè, hạ huyết áp, tăng nhịp tim hoặc vã mồ hôi.
Nếu có các dấu hiệu bị dị ứng với insulin, người bệnh nên đến bác sĩ khám để có biện pháp xử lý. Biện pháp khắc phục dị ứng đầu tiên và đơn giản là trao đổi với bác sĩ đổi đơn thuốc insulin. Cách người bệnh sử dụng insulin đôi khi làm trầm trọng thêm phản ứng dị ứng, có thể thử thay đổi chỗ tiêm mới trên cơ thể hoặc thay đổi chiều dài kim...
Bơm liên tục một lượng nhỏ insulin thay vì liều lượng lớn một lúc ít gây nhạy cảm với insulin hơn. Người bệnh tiểu đường type 2 có thể ngừng dùng insulin và thay thế bằng các loại thuốc hạ đường huyết khác theo chỉ định của bác sĩ nếu quá mẫn cảm. Dùng một số thuốc bôi không kê đơn để cải thiện tình trạng da tại chỗ, giảm ngứa.
Tăng cân sau tiêm insulin
Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường sẽ tăng cân ở mức độ khác nhau sau tiêm insulin, điều này khó tránh. Đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường thường bị béo bụng sau khi tiêm insulin.
Sau khi người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu, có thể giảm dần lượng insulin (theo chỉ định của bác sĩ), đồng thời phối hợp với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý để giảm tình trạng béo phì.
Phù nề sau tiêm
Khi sử dụng insulin lần đầu tiên, tình trạng phù nề sẽ xuất hiện trên mặt hoặc tay chân. Nguyên nhân là do insulin thúc đẩy quá trình tái hấp thu natri ở ống thận. Thông thường, tình trạng này sẽ tự thuyên giảm trong vòng vài ngày (không quá 1 tháng) và hầu như không nghiêm trọng.
Chỉ cần tích cực thực hiện chế độ ăn ít muối, hầu hết các chứng phù nề sẽ tự giảm bớt. Tuy nhiên, nếu vẫn không cải thiện, nên nhờ bác sĩ kiểm tra và làm xét nghiệm máu, nước tiểu để xem có cần dùng thuốc để cải thiện tình trạng hay tìm hiểu xem có bệnh lý nào khác gây phù nề hay không.
Nhiễm trùng da
Insulin cần tiêm lâu dài. Nếu vị trí tiêm không được khử trùng đúng cách, tái sử dụng kim tiêm dùng một lần hoặc sử dụng insulin hết hạn và hư hỏng thì có thể xảy ra nhiễm trùng da.
Da cục bộ có thể đỏ, sưng, nóng, đau hoặc thậm chí bị áp xe và nhiễm trùng. Những người mắc bệnh đái tháo đường có khả năng miễn dịch thấp hơn so với dân số nói chung, khiến nhiễm trùng dễ lây lan hơn.
Vì vậy, cần thực hiện quy trình khử trùng khi tiêm insulin. Trước khi tiêm, hãy rửa tay thật sạch và khử trùng kỹ lưỡng vùng da tại chỗ tiêm. Quá trình tiêm yêu cầu thao tác vô trùng. Vứt bỏ kim đã sử dụng và không tái sử dụng chúng.
Giảm thị lực
Lượng đường trong máu sẽ giảm nhanh sau khi điều trị bằng insulin, dễ gây ra những thay đổi về áp suất thẩm thấu của thủy tinh thể, có thể dẫn đến mờ mắt và giảm khúc xạ. Hiện tượng này thường chỉ tạm thời và thường sẽ tự khỏi sau vài tuần. Hầu hết xảy ra ở những bệnh nhân mới sử dụng insulin.