Uống trà khi đói bụng
Uống trà khi bụng đói sẽ làm mất sự cân bằng của các chất có tính axit và kiềm trong dạ dày, dẫn tới làm gián đoạn hệ thống trao đổi chất của cơ thể. Uống trà khi đói cũng khiến cho chức năng của thận hoạt động quá mức, từ đó dẫn đến các triệu chứng tiểu rắt, chóng mặt, tim đập loạn nhịp, chân run, kích thích niêm mạc dạ dày, ức chế hoạt động tiết của túi mật khiến ta có cảm giác khó chịu, quay cuồng như bị "say trà" và buồn nôn.
Uống trà buổi sáng sớm
Trà giúp đào thải nước ra khỏi cơ thể, giúp lợi tiểu. Sau một giấc ngủ dài, cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước đáng kể do không được cung cấp nước vào ban đêm. Vì thế, việc uống trà vào buổi sáng chỉ khiến cơ thể bạn càng mất nước nhanh hơn, thậm chí có thể gây chuột rút.
Uống trà quá đặc
Trà đặc chứa một lượng lớn caffeine, tannin và theophylline – những chất có tính kích thích mạnh. Việc uống trà quá đặc đồng nghĩa với việc bạn đã nạp vào cơ thể hàm lượng cao các chất này khiến bạn bị đâu đầu, chóng mặt và nếu dùng lâu dài sẽ gây tác hại nguy hiểm đối với cơ thể.
Pha trà với nước đang sôi
Nhiều người thường đun sôi nước và bỏ trà vào ngay lúc nước đang sôi và nghĩ điều đó sẽ giúp làm chín trà nhanh hơn. Tuy nhiên, thói quen này lại gây ra nồng độ axit cao trong dạ dày.
Cách chính xác để pha trà là đun sôi ấm nước, sau đó đặt ra ngoài bếp rồi bỏ trà vào trong ấm.
Thêm các loại thảo mộc vào trà
Một số người nghĩ rằng thêm thảo mộc vào trà sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến hàm lượng caffeine trong trà ngăn cản cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thảo mộc.
Uống trà quá nhiều
Tiêu thụ quá nhiều hàm lượng caffeine trong trà có thể dẫn đến bồn chồn, lo lắng, tăng nhịp tim. Bên cạnh đó, dù có tính lợi tiểu, bổ sung caffeine quá mức (khoảng 300 mg caffeine tương đương với 6 cốc trà) mỗi ngày có thể khiến bạn bị gián đoạn giấc ngủ và mệt mỏi.