Thứ 2, 25/11/2024, 05:08 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Rối loạn tuần hoàn não và tiền đình khác nhau như thế nào?

Rối loạn tuần hoàn não và tiền đình khác nhau như thế nào?
(Tieudung.vn) - Thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình đều có những triệu chứng chóng mặt, buồn nôn giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Phân biệt rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não

Đa số người bệnh có sự nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh này. Thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình đều có những triệu chứng chóng mặt, buồn nôn giống nhau. Thực tế,  2 căn bệnh này do những nguyên nhân khác nhau gây ra.

Rối loạn tuần hoàn não và tiền đình khác nhau như thế nào?

Về nguyên nhân gây bệnh

Thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não còn được gọi là rối loạn tuần hoàn não. Đó là trạng thái suy giảm lượng máu đến nuôi não do các bệnh mạn tính gây ra, như tăng huyết áp, xơ cứng mạch não, các bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, suy thận mạn. Một số yếu tố cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như nghiện bia rượu, thuốc lá, stress, thừa cân, ít vận động, béo phì.

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng. Rối loạn tiền đình làm cho người bệnh có biểu hiện chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo rất khó chịu. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như tuần hoàn não kém, rối loạn tuần hoàn não, viêm tai giữa cấp, thay đổi thời tiết…

Như vậy, thiểu năng tuần hoàn não chỉ là yếu tố gây nên rối loạn tiền đình.

Về biểu hiện bệnh

Rối loạn tiền đình

Biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình là chóng mặt đi kèm theo hoa mắt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng… Bệnh thường tiến triển thành mạn tính và nặng dần lên. Ban đầu có thể chỉ là một cơn chóng mặt đột ngột rồi thôi hoặc những cơn chóng mặt thoáng qua. Người bệnh thường không chú ý rồi sau đó các dấu hiệu này xảy ra thường xuyên hơn.

Thiểu năng tuần hoàn não

Biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn não là chóng mặt, buồn nôn, nặng đầu khi thay đổi tư thế chứ không có biểu hiện đi lảo đảo. Người bệnh gặp những biểu hiện này vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng. Bên cạnh đó, khi cơn cấp tính xảy ra, người bệnh có thể cảm thấy bị kém tập trung, giảm khả năng tư duy, hay quên…

Cách phòng rối loạn tiền đình 

Sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, không thức khuya, tránh làm việc quá sức. Không ngồi lâu trong phòng lạnh, nếu ngồi trong phòng điều hòa nên chú ý không để nhiễm lạnh, đặc biệt giữ gìn vùng cổ vai gáy.

Hạn chế sử dụng : Tránh ngồi lâu trước máy vi tính. Nên đứng lên, vận động giữa thời gian ngồi làm việc.

Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước. Không ăn nhiều những món đồ dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

Ăn uống đầy đủ chất, hợp vệ sinh.

Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít nước một ngày.

Tạo một tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh tiếp xúc với các tình huống căng thẳng tâm lý. Tránh các stress hàng ngày trong cuộc sống. Tinh thần sảng khoái vui tươi, tâm lý nhẹ nhàng thư giãn, không có những căng thẳng lo âu sợ hãi... sẽ giúp phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình ít xuất hiện hơn.

Phòng ngừa khi tiếp xúc với nguy cơ hay thay đổi tư thế: Người dễ bị hội chứng tiền đình thường phải dùng thuốc trước khi đi tàu xe. Nên tránh tập trung vào các dấu hiệu của bệnh bằng cách chú ý vào một việc khác như nghe nhạc, kể chuyện vui, thậm chí nếu ngủ được thì càng tốt. Ngoài ra, có những biện pháp tự kỷ ám thị cũng giúp tránh xuất hiện cơn như dán cao, bôi dầu... Trước khi đi chỉ ăn nhẹ, không ăn nhiều chất nặng mùi hay quá no.

Tập thể dục đều đặn hàng ngày: Bệnh nhân có thể chủ động phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả hơn bằng cách tập những bài vật lý trị liệu giúp bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình. Bài tập sẽ giúp gia tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế, tăng khả năng duy trì thăng bằng khi đứng, đi, lắc lư hay xoay chuyển. Những bài tập này đã được chứng minh là rất có lợi cho sự thích nghi của hệ thống tiền đình với thay đổi tư thế theo thời gian. Nhiều người bệnh thậm chí có thể bỏ hẳn thuốc sau một thời gian tập luyện kiên trì.

Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào hai tai bằng cách dùng hai bàn tay áp vào hai bên tai mỗi ngày 50 - 100 lần.

Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, để phòng tránh chứng rối loạn tiền đình, mọi người cần điều chỉnh các thói quen, lối sống như: để đèn ngủ sáng; không ngồi liên tục quá lâu; hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá; tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc có mùi vị kích thích; tránh thay đổi tư thế đột ngột; không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh; giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt; tránh leo trèo cao; không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô; ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.

Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.68297 sec| 796.742 kb