Thứ 6, 22/11/2024, 08:05 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Mục tiêu miễn dịch cộng đồng với Covid-19 trong năm 2021

Mục tiêu miễn dịch cộng đồng với Covid-19 trong năm 2021
(Tieudung.vn) - Theo tin từ Bộ Y tế, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong năm 2021 là có thể bao phủ được tỷ lệ tiêm vắc xin tới đông đảo người dân. Tuy nhiên, so với nhu cầu, hiện nước ta còn thiếu lượng vắc xin khá lớn.

Mục tiêu miễn dịch cộng đồng với Covid-19 trong năm 2021

Lãnh đạo Bộ Y tế chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện các Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam chiều ngày 01/4

Với mục tiêu đảm bảo miễn dịch cộng đồng trong năm 2021, Việt Nam cần 150 triệu liều vắc xin để tiêm chủng cho người dân, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, cùng với nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước, Việt Nam đang đàm phán với các nhà sản xuất vắc xin.

Tính đến nay trên 50.000 người đều được tiêm chủng an toàn. Có một số người có phản ứng nặng sau tiêm, tuy nhiên hệ thống y tế đã xử lý rất hiệu quả và các trường hợp này đều đã bình phục

Tại buổi làm việc và tiếp kiến với các tổ chức quốc tế, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản về tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại Việt Nam, Bộ trưởng nói, sau đợt tiếp nhận hơn 800.000 liều vắc xin đầu tiên của tổ chức  COVAX Facillity hôm 1/4, và dự kiến trong tháng 5, sẽ có thêm khoảng 4,1 triệu liều, nhưng so với nhu cầu, vẫn còn thiếu lượng vắc xin khá lớn. Do vậy, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các quốc gia, tổ chức, trong việc tăng cường khả năng sớm tiếp cận với các nguồn vắc xin phòng Covid-19.

Theo Bộ trưởng, số liều vắc xin còn lại, rất mong các tổ chức thuộc UN thúc đẩy để có lộ trình cung ứng phù hợp, ưu tiên trong năm 2021 để có thể bao phủ được tỷ lệ tiêm vắc xin tới đông đảo người dân.

Tiếp Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cảm ơn phía EU vì đã có nhiều hỗ trợ cho Việt. Đặc biệt, trong khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Việt Nam đã nhận được những hỗ trợ của EU qua cơ chế COVAX, WHO và nhiều tổ chức khác.

Đại sứ Giorgio Aliberti thông tin, EU đã đóng góp trên 2,5 tỷ USD vào cơ chế COVAX với mục tiêu mang vaccine đến cho càng nhiều người càng tốt. Ông vui mừng khi Việt Nam đã nhận được hơn 810.000 liều vaccine đầu tiên qua cơ chế này.

Mục tiêu miễn dịch cộng đồng với Covid-19 trong năm 2021

Việt Nam rất cần sự hỗ trợ, của các quốc gia, tổ chức để sớm tiếp cận với các nguồn vắc xin phòng Covid-19

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, việc chính phủ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Astralia có thể hỗ trợ 1 tỷ liều vaccine cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương là tin vui đối với Việt Nam và các nước trong khu vực.

Qua buổi tiếp kiến, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng chúc mừng Hoa Kỳ đã có những công ty sản xuất thành công vaccine Covid-19 như Moderna, Pfizer, Johnson & Johnson... và tổ chức chiến dịch tiêm chủng thành công nhất trên thế giới khi trong thời gian ngắn đã tiêm hơn 220 triệu liều cho người.

Để đảm bảo mục tiêu có đủ vắc xin có thể bao phủ được tỷ lệ tiêm chủng  tới đông đảo người dân chúng ta cũng đón nhận thêm tin vui là tại cuộc tiếp và làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio là qua cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với Thủ tướng Suga Yoshihide hôm 22/3, phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ cho Việt Nam khoản trị giá 220 triệu Yen.

Đại sứ Yamada Takio cho biết, Nhật Bản sẽ tiếp tục nghiên cứu các khả năng hợp tác với Việt Nam trên cơ sở đã có những hỗ trợ trong phòng, chống Covid-19 hiện nay giữa hai  Chính phủ

Đại diện các tổ chức quốc tế và các ngài Đại sứ đều gửi lời chúc mừng Việt Nam đã kiểm soát thành công dịch Covid-19 thời gian qua. Đại sứ Hoa Kỳ Daniel J. Kritenbrink khẳng định, Việt Nam là nước chống dịch Covid-19 hiệu quả nhất thế giới thời gian qua.

Tags:
4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.18960 sec| 777.117 kb