Lười vận động
Theo một quy tắc chung, mỗi tuần bạn cần ít nhất 150 phút hoạt động nhẹ nhàng tăng cường hệ hô hấp và nhịp tim hoặc 75 phút hoạt động mạnh hoặc kết hợp cả 2 loại hoạt động.
Bạn nên tập thể dục, thể thao. Điều này không chỉ vì giúp sự trao đổi chất trong cơ thể được hoạt động tốt hơn mà còn duy trì cân nặng ở mức vừa phải. Ngoài ra, tập thể dục rất tốt cho xương, cơ bắp và cho sức khỏe nói chung. Cố gắng một tuần có ít nhất 2 ngày tập luyện và cần chọn những môn thể thao phù hợp.
Mặc quần áo bó sát
Quần áo bó sát giúp "khoe" đường cong hoàn mỹ của cơ thể nhưng nếu vẫn mặc bộ cũ khi cơ thể đã lên "size" thì sẽ dễ xuất hiện tình trạng chèn ép các cơ quan nội tạng, gây ra đau bụng, chướng bụng, tăng thêm gánh nặng cho tim, từ đó gây ra cảm giác mệt mỏi và không thoải mái.
Nếu mặc quần quá chật sẽ làm cho vị toan chạy ngược trở lại. Vị toan chảy ngược sẽ kích thích thực quản, gây ra tức ngực, đau ngực. Đồng thời, mặc quần bó sát trong thời gian dài không có lợi cho việc vận hành đào thải khí thể trong cơ thể, gây ra chướng bụng, và các triệu chứng được gọi là "không thông gây ra đau".
Khuyến nghị: Ngoài mục đích giảm béo, bạn nên mua sắm cho mình những bộ quần áo rộng rãi thoáng mát để thay thế với những bộ quần áo bó sát.
Đặt mục tiêu khó có thể đạt được
Điều này nghe có vẻ phi lý thực sự có nhiều người đã đặt mục tiêu quá cao và không thể đạt được tạo cảm giác thất vọng về bản thân.
Thay vì đặt mục tiêu quá cao, hãy thực hiện các mục tiêu nhỏ và thay đổi từ từ. Bạn có thể vui vẻ vì nhận được thành công từ những điều nho nhỏ và không có cảm giác thất vọng vì không đạt được những điều ngoài khả năng của mình.
Lo lắng về mọi thứ
Lo lắng về mọi thứ là thói quen xấu của nhiều người. "Nếu bạn muốn sống một cuộc sống lâu dài, hạnh phúc, hãy gạt bỏ những tác nhân gây căng thẳng như lo lắng", TS Christine Carter, thành viên cao cấp tại Trung tâm Khoa học Berkeley khuyến cáo.
Những gì bạn lo lắng và đặt giả thuyết có thể không xảy ra nhưng lại khiến cho tâm lý của bạn bị ảnh hưởng, não bộ phải suy nghĩ nhiều, sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng.
Kẹp tai nghe ở vai để nghe điện thoại
Động tác này rất dễ gây ra đau cơ bắp phần cổ và lưng. Để tránh tai nghe bị trơn tuột, nhiều người rất "tự nhiên" kẹp chặt ống nghe, điều này sẽ làm tăng thêm gánh nặng cơ bắp phần cổ và lưng. Hơn nưa, cơ bắp giữa cổ và lưng trong thời gian dài chịu "căng thẳng" sẽ xuất hiện hiện tượng co rút cơ bắp.
Động tác "tụ nhiên" này còn có thể gây ra các bệnh nặng hơn. Một người bệnh ở Pháp do thời gian dài kẹp điện thoại giữa cằm và vai để nghe đã bịa mù mắt trái và nói chuyện cũng gặp nhiều khó khăn.
Khuyến nghị: Khi nghe điện thoại bạn nên sử dụng tai nghe, dùng chế độ không cần nhấc máy hoặc giữ tư thế ngồi đúng.