Mận thuộc top những loại hoa quả được yêu thích, nó còn là thức quà vừa rẻ vừa ngon cho các bạn trẻ trong ngày hè. Nhưng chúng ta cần lưu ý những điều sau đây để tránh những hậu quả mang lại từ trái mận.
Người đang đói
Mận là loại trái cây phổ biến vào mùa hè nhưng bạn nên tránh ăn mận khi đói. Bởi thói quen ăn mận khi đói có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Bởi chất oxalate trong mận có thể cản trở quá trình hấp thu canxi trong cơ thể và kết quả là dẫn đến kết tủa canxi trong thận, ảnh hưởng tới thận và bàng quang. Do đó bạn không nên ăn nhiều mận.
Người đang dùng thuốc
Người đang phải điều trị bệnh bằng thuốc không nên ăn mận bởi những chất dinh dưỡng trong mận có thể tác dụng với một số loại thuốc và làm giảm tác dụng chữa bệnh.
Người bị bệnh thận
Mận có chứa nhiều chất oxalate, do đó gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận, nguyên nhân chính gây sỏi thận và sỏi bàng quang. Đặc biệt, những người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không ăn mận.
Người bị nhiệt, nóng
Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt…
Lời khuyên khi ăn mận
Trước khi ăn mận nên ngâm trong nước muối loãng từ 15-20 phút để đảm bảo đã rửa sạch những chất bẩn, và thuốc hóa học còn bám trên mận.
Để hạn chế tính nóng của mận, bạn nên ăn mận tươi và không chấm quá nhiều muối. Mặt khác, nước mận ép cũng là một công thức giải khát, thanh nhiệt rất tốt cho những bạn "nghiện ăn mận" mà cơ địa hay nóng, dễ nổi mụn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù rất thích ăn quả mận, bạn cũng chỉ nên ăn tối đa từ 5 đến 10 quả một ngày, không quá 50 quả trong 1 tuần vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu - vốn là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu, nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt.