Kháng viêm, giảm đau
Capsaicin trong ớt có đặc tính kháng viêm và có thể làm giảm sưng hiệu quả như uống thuốc kháng viêm.
Capsaicin có thể ức chế mạnh một chất liên quan đến quá trình viêm gọi là Neuropeptide, từ đó, có khả năng trì hoãn sự khởi phát và là giảm sự phát triển của viêm khớp.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giảm lượng đường trong máu
Các chuyên gia nghiên cứu sức khỏe thuộc Đại học Tasmania (Mỹ) kết luận rằng ớt sẽ có tác dụng rất tốt đối với những người béo phì hoặc người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Các nghiên cứu đã cho thấy, việc thêm một số lượng ớt vừa phải vào khẩu phần ăn của những đối tượng này sẽ giúp họ khống chế được lượng insulin (nguyên nhân chính dẫn đến đái tháo đường) trong cơ thể.
Tăng cường hệ miễn dịch
Ớt chứa đầy vitamin A và vitamin C, có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Được gọi là vitamin chống nhiễm trùng, vitamin A rất cần thiết để bảo vệ màng nhầy, đường mũi, phổi, đường ruột và đường tiết niệu và đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại mầm bệnh xâm nhập.
Tăng cường thị lực
Ớt cung cấp lượng vitamin A và C dồi dào giúp bảo vệ mắt chống lại đục thủy tinh thể. Không chỉ thế, trong ớt còn có vitamuin B6, beta-carotene, lycopene, lutien, zeaxanthin… những dưỡng chất này đảm bảo sức khỏe tổng thể cho đôi mắt.
Giảm nguy cơ ung thư
Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học California tại Trường Y khoa Los Angeles cho thấy thành phần capsaicin trong ớt có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư và ngăn chặn các mầm mống bệnh phát triển.
Các nghiên cứu cho thấy capsaicin có thể có vai trò như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh ung thư, bao gồm cả việc kiểm soát ung thư tuyến tiền liệt.
Giảm lượng axit trong dạ dày
Cayenne trong ớt còn giúp loại bỏ axit trong dạ dày. Theo nghiên cứu được công bố trên Critical Reviews in Food Science and Nutrition, ớt cay giúp hệ thống đường ruột hoạt động tốt hơn, điều chỉnh lượng đường trong máu; nó cũng giúp hệ thống tiêu hóa di chuyển vi khuẩn và độc tố ra khỏi cơ thể.
Hỗ trợ giảm cân
Một nghiên cứu được công bố trên PloS One cho thấy một người sử dụng thêm gia vị ớt cay cho bữa sáng, sẽ tạo ra cảm giác thèm ăn ít hơn, vì vậy mọi người ăn ít calo hơn trong ngày. Ớt cũng đốt cháy chất béo dư thừa, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, chống béo phì.
Ngăn ngừa dị ứng
Hợp chất cayenne trong ớt là một chất chống viêm, nó có khả năng ngăn ngừa nguy cơ dị ứng và các triệu chứng liên quan đến dị ứng.
Ngăn ngừa chlamydia
Các nghiên cứu chứng minh rằng capsaicin trong ớt có thể kiểm soát và loại bỏ sự phát triển của chlamydia trong tế bào vật chủ, tránh sự lây lan của bệnh.
Lưu ý khi ăn ớt để không hại sức khỏe
– Người bị viêm loét dạ dày cần kiêng ăn ớt vì chúng có vị cay, nóng nên sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.
– Những người bị bệnh trĩ khi ăn ớt sẽ gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn.
– Đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú thì không nên ăn nhiều ớt vì khi mang thai sẽ dễ gây bệnh dị ứng cho trẻ sau này. Không những thế, nó còn ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, cơ thể mẹ sẽ bị nóng, con có thể khó ngủ, hay quấy khóc.
– Ngoài ra, việc ăn quá nhiều ớt sẽ mang lại tác dụng phụ đến sức khỏe của bạn như đau dạ dày, dễ bị mất ngủ khi ăn quá nhiều ớt vào buổi tối, nóng trong người và gây ra dễ nổi mụn. Do đó, bạn cần sử dụng ớt đúng liều lượng không nên ăn quá nhiều.
Nhìn chung, ớt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, có một số đối tượng cần phải kiêng ăn ớt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tình trạng bệnh.Vì thế, bạn nên biết cân bằng lượng gia vị này trong khẩu phần ăn của mình để phát huy tác dụng của ớt và tránh gây hại cho sức khỏe cho chính bạn và gia đình thân yêu.