Kiểm soát lượng đường trong máu
Giống như tỏi tươi, tỏi đen có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Giảm lượng đường trong máu cao giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như các triệu chứng tiểu đường, rối loạn chức năng thận,... Mức độ chống oxy hóa cao hơn trong tỏi đen cũng có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Bảo vệ tim
Tỏi tươi được biết đến với khả năng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Tỏi đen có thể cung cấp các tác dụng bảo vệ tương tự. Tỏi đen cũng có thể giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngăn ngừa ung thư
Theo các nghiên cứu, khoảng 1/3 các trường hợp ung thư có thể phòng tránh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.
Tỏi đen có đặc tính chống ung thư và tiêu thụ siêu thực phẩm này có tác dụng tích cực đối với sức khỏe nhờ sự hiện diện của các hợp chất hoạt tính như SAC, pyruvate, arginine và axit amin. Những hợp chất này có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và cải thiện các chức năng của tế bào.
Bảo tồn chức năng nhận thức
Giống như tỏi thông thường, tỏi đen có thể có tác dụng mạnh mẽ đối với sức khỏe của não bộ. Bởi vì nó giàu chất chống oxy hóa, nó có thể làm giảm viêm và có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa các tình trạng nhận thức như mất trí nhớ, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.
Tăng khả năng miễn dịch
Các chất chống oxy hóa có trong tỏi đen giúp tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách chống lại các gốc tự do, giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương oxy hóa cho các tế bào của bạn.
Ngăn ngừa dị ứng
Phản ứng dị ứng có nhiều loại, chúng chủ yếu qua trung gian giải phóng các cytokine gây viêm như histamine, beta-hexosaminidase, TNF-alpha và leukotrienes.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng phenolic trong tỏi đen có thể giúp ngăn chặn việc giải phóng các cytokine và ngăn ngừa sự kích hoạt của dị ứng, đồng thời giúp tăng cường khả năng miễn dịch và kiểm soát các phản ứng dị ứng mãn tính.
Phòng tránh các bệnh đường sinh dục
Bệnh đường sinh dục (GTD) là những vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục hoặc tiết niệu hoặc cơ quan sinh sản.
Tỏi đen có thể duy trì sức khỏe tốt của các cơ quan sinh dục bằng cách giảm tác hại của các gốc tự do, giảm mức albumin trong nước tiểu do tổn thương thận và giảm các dấu hiệu sinh học gây viêm.
Nói chung, tỏi đen có thể giúp điều trị các bệnh liên quan đến đường sinh dục như bệnh thận do tiểu đường, tổn thương thận và thận nhiễm độc.
Có lợi cho hệ tiêu hóa
Tỏi đen tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa, có thể thúc đẩy quá trình rỗng của dạ dày trong ruột non và sau đó đào thải phân ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng.
Tỏi đen cũng giúp cho các tế bào dạ dày hoạt động và ngăn ngừa nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa thông thường như đầy hơi hoặc khó tiêu.
Tác dụng phụ của tỏi đen
Mặc dù tỏi đen thường được coi là an toàn để tiêu thụ, nhưng có một số tác dụng phụ tiềm ẩn cần được xem xét. Giống như tỏi thông thường, nó có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và có thể gây ra các triệu chứng như ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy và mùi cơ thể, đặc biệt là khi tiêu thụ một lượng lớn.
Tùy theo mục đích sử dụng và thể trạng từng người, liều lượng dùng tỏi đen sẽ thay đổi. Song, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên ăn từ 1-3 củ tỏi đen (khoảng 3-5g)/ngày.
Những đối tượng không nên dùng tỏi đen gồm: thai phụ, người mắc bệnh về máu hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu, người bị tiêu chảy, huyết áp thấp, có vấn đề sức khỏe về gan, thận, mắt hoặc dạ dày.