Táo bón không phải là một bệnh mà là một triệu chứng thường hay gặp ở trẻ em với biểu hiện dễ nhận thấy thông qua việc giảm số lần đại tiện bình thường, khó và đau khi đại tiện do phân rắn hoặc quá to.
Trẻ được coi là bị táo bón nếu dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày /lần)với trẻ lớn Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng,chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ. Bị sa trực tràng do rặn và ngồi chờ lâu, chảy máu trực tràng do phân quá rắn.
Nguyên nhân nào khiến cho trẻ em bị táo bón?
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ trong đó được chia thành 2 nguyên nhân chính sau: nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng
Nguyên nhân thực tế
Bao gồm các vấn đề về cường giáp, bệnh thần kinh cơ ổ bụng, ở ruột...
Trẻ bị bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.
Bệnh bệnh phì đại tràng bẩm sinh: trẻ mắc bệnh này thường nhẹ cân hơn so với bình thường, chúng cũng có thể bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn. Trẻ mắc bệnh này cần phải mổ, nếu không sẽ dẫn tới biến chứng phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, có thể thủng ruột.
Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị táo bón.
Các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng táo bón nặng bao gồm các bệnh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các vấn đề về cột sống. Trẻ bị rối loạn thường gặp vấn đề về vận động bao gồm những cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.
Nguyên nhân chức năng
Việc trẻ nhịn không chịu đi ngoài là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi trẻ càng nhịn thì phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài hậu quả là trẻ có thể bị táo bón mạn tính.
Trẻ sơ sinh thường bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột, đặc biệt là ở những trẻ sơ sinh lần đầu tiên ăn thức ăn đặc. Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ. Nguyên do là việc cai sữa đôi khi khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước.
Thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường có phân xanh và cứng.
Táo bón cũng hay gặp ở những trẻ bị thiếu nước và mất nước, khi đó cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu trong cơ thể từ thức ăn, đồ uống thậm chí là phân điều đó vô tình lại khiến phân trở nên rắn và khô.
Ngoài ra chế độ ăn thiếu chất xơ cũng gây nên táo bón. Chất xơ từ những loại rau, củ quả góp phần làm tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn.