Thứ 6, 19/04/2024, 02:36 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi buổi sáng

Nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi buổi sáng
(Tieudung.vn) - Nếu bạn thường xuyên nghẹt mũi buổi sáng thì hãy chú ý nguyên nhân dưới đây nhé.

Nghẹt mũi là gì?

Nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi buổi sáng

Nghẹt mũi là tình trạng tắc nghẽn 1 hay cả 2 bên mũi. Nguồn ảnh: Internet 

Nghẹt mũi là tình trạng tắc nghẽn 1 hay cả 2 bên mũi, khiến cho người bệnh luôn có cảm giác khó khăn khi thở bằng mũi và thường xuyên phải thở bằng miệng. Khi bị nghẹt mũi, đa số người bệnh thường nghĩ không có vấn đề gì quá lớn, chỉ gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên nếu nghẹt mũi kéo dài có thể gây ra những hệ quả như:

Không khí đi qua mũi tới đường hô hấp được hệ thống lông chuyển lọc bớt bụi bẩn, loại bỏ một số vi sinh vật gây bệnh, có dịch tiết niêm mạc mũi làm ẩm và ấm không khí trước khi đưa xuống phổi. Làm hạn chế các nguy cơ gây bệnh đường hô hấp dưới, nếu nghẹt mũi kéo dài người bệnh thường xuyên phải thở bằng miệng sẽ làm cho không khí không được lọc, đi xuống phổi làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm đường hô hấp, còn làm khô miệng.

Làm gián đoạn giấc ngủ dẫn tới cơ thể suy nhược cơ thể, có thể bị trầm cảm do mất ngủ kéo dài gây ra.

Nghẹt mũi dẫn tới thiếu oxy cung cấp cho não: Khi đường đi của không khí vào phổi bị hạn chế, không khí không qua mũi được sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể, có thể gây ra chóng mặt, đau đầu, suy nhược cơ thể.

Ngoài ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được chú ý vì làm ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, khả năng bú và sự phát triển của trẻ.

Tại sao bạn bị nghẹt mũi buổi sáng 

Nhiễm trùng xoang 

Một số người cảm thấy khó chịu bởi tình trạng nghẹt mũi vào buổi sáng kèm theo đau hoặc nhức mặt, nước mũi đặc. Theo Cleveland Clinic (Hoa Kỳ), những bệnh nhiễm trùng này thường phát triển do cảm lạnh thông thường hoặc dị ứng, xảy ra khi vi khuẩn, virus hoặc nấm kích ứng các xoang, khiến chúng sưng lên và bị tắc nghẽn.

Hầu hết các bệnh viêm xoang sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày. Trong thời gian xảy ra tình trạng này, bạn có thể dùng các biện pháp tự nhiên chữa như súc mũi bằng nước muối sinh lý.

Dị ứng

Các chất gây dị ứng theo mùa như phấn hoa hoặc cỏ có thể khiến bạn nghẹt thở vào buổi sáng. Nhưng nếu phòng ngủ có chứa các chất kích thích từ môi trường, bạn cũng có thể thấy mũi bị nghẹt khi thức dậy.

Mạt bụi, lông vật nuôi, gián, nấm mốc,... hay các sản phẩm tẩy rửa, ô nhiễm không khí hoặc khói bụi cũng có thể gây ra vấn đề này.

Nằm ngửa khi ngủ

Nếu bạn thức dậy bị nghẹt mũi mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác và đang xác định nguyên nhân, thì vị trí ngủ của bạn có thể là nguyên nhân.

Khi nằm ngửa, lượng máu chảy lên đầu và mũi sẽ nhiều hơn. Điều này làm cho niêm mạc mũi của chúng ta bị ứ đọng máu nhiều hơn bình thường và có thể dẫn đến tắc nghẽn mũi.

Chữa ngạt mũi bằng thảo dược

Các thảo dược hỗ trợ chữa ngạt mũi hiệu quả có thể kể đến là:

Gừng

Gừng có tính ấm và được sử dụng như một kháng sinh tự nhiên, giúp chống viêm hiệu quả, từ đó giảm tình trạng ngạt mũi. Bạn chỉ cần pha một vài lát gừng với nước nóng, để dễ uống hơn có thể cho thêm chú mật ong là đã có ly trà gừng thơm ngon, tốt cho sức khỏe.

Bạc hà

Một ly nước ép bạc hà hoặc cho lá bạc hà vào nước nóng cũng có thể giúp bạn giảm triệu chứng ngạt mũi nhanh chóng.

Tỏi

Trong tỏi rất dồi dào hàm lượng allicin và scordinin, do đó, tỏi thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp cũng như chứng ngạt mũi. Bạn có thể ăn các có tỏi như rau xào tỏi hoặc uống tỏi mật ong.

Nếu tình trạng ngạt mũi nặng, do bệnh lý thì cần sử dụng đến thuốc để điều trị. Chú ý cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để tránh các phụ không mong muốn.

Tags:
4.1 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.99709 sec| 786.43 kb