Vô sinh nữ chiếm khoảng 1/3 các trường hợp vô sinh. Vô sinh nam chiếm 1/3 và 1/3 còn lại là do các vấn đề khả năng sinh sản ở cả đàn ông và phụ nữ, hoặc không rõ nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân vô sinh gây ra bởi các yếu tố môi trường hoặc hành vi còn có thể dễ dàng giải quyết.
Bạn chỉ cần hiểu được những yếu tố này và đảm bảo có lối sống khỏe mạnh và thuận lợi để dễ dàng mang thai là một bước quan trọng trong việc vượt qua vô sinh. Mặc dù điều chỉnh lối sống và các yếu tố môi trường có thể giúp đỡ bất cứ ai đang cố gắng thụ thai, nhưng cũng có những điều kiện có thể cản trở quy trình mang thai của chị em. Một số những điều kiện này bao gồm:
Rối loạn rụng trứng
Rối loạn rụng trứng là nguyên nhân khiến phụ nữ khó mang thai. |
Đây có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh ở phụ nữ, chiếm từ 20 đến 40%. Rối loạn rụng trứng là khi sự rụng trứng không xảy ra, hoặc xảy ra không đều (có thể ba tháng mới rụng trứng một lần). Có rất nhiều lý do gây ảnh hướng đến chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ, có thể là do mất cân bằng nội tiết tố, tập thể dục quá nhiều, quá căng thẳng, sụt cân hoặc tăng cân quá mức. Tức là, bất cứ điều gì “quá” đều không tốt cho hệ thống sinh sản của bạn.
Rối loạn rụng trứng có thể được điều chỉnh bằng các loại thuốc uống như Clomid. Bạn sẽ được khuyên dùng thuốc uống kích thích rụng trứng Clomid trước khi chuyển sang thụ tinh nhân tạo (IUI). Với những phụ nữ lớn tuổi, các bác sĩ thường khuyên nên áp dụng biện pháp thụ tinh ống nghiệm để có tỉ lệ thành công cao hơn.
Quá béo hoặc quá gầy
Khi cơ thể quá thừa cân hoặc quá thiếu cân cũng có thể gây rối loạn chức năng nội tiết tố. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tập thể dục quá nhiều cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của nữ giới. Bạn nên đến gặp bác sĩ để có các tư vấn dinh dưỡng cần thiết như bổ sung dầu cá, vitamin D, chế phẩm sinh học, vitamin… giúp tăng chất lượng trứng, giúp quá trình thụ thai diễn ra hiệu quả hơn.
Stress
Nếu một người phụ nữ phải đối phó với mức độ căng thẳng quá mức có thể gây ra sự ức chế chức nặng ở vùng dưới đồi là nơi kiểm soát các tuyến yên, từ đó kiểm soát tuyến giáp, tuyến thượng thận, buồng trứng và sau đó dẫn tới sự rối loạn trong chu kì kinh nguyệt. Chính vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên tìm cách kiểm soát mức độ căng thẳng của mình ngay từ đầu bằng cách nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý, yoga, thiền hoặc các hoạt động thích hợp khác để giảm stress trước khi nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ sản khoa.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là khối u lành tính và thường gặp nhất ở phụ nữ. U xơ tử cung phổ biến hơn ở phụ nữ trên 30 tuổi, hiếm gặp ở phụ nữ dưới 20 và giảm ở những phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh. U xơ tử cung có thể rất nhỏ, nhưng thường sẽ phát triển về kích thước và có thể làm giảm khả năng sinh sản mặc dù nó ít phổ biến hơn so với một số nguyên nhân khác.
Tiêm thuốc tránh thai
Khi dừng các biện pháp tránh thai nội tiết tố, bạn có thể mang bầu trong vòng một tháng. Tuy nhiên, tránh thai bằng cách tiêm lại là ngoại lệ. Mỗi mũi tiêm có thể phòng ngừa thụ thai từ 12-14 tuần. Bởi vậy, sau khi dừng tiêm thuốc, bạn phải mất một năm mới có thể thụ thai.
Do đó, các bác sĩ khuyên phụ nữ nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm khoảng vài tháng trước khi lên kế hoạch có thai.
Caffeine
Một nghiên cứu của Đại học Y Nevada cho thấy caffeine gây trở ngại cho sự co cơ, khiến trứng di chuyển khó khăn từ buồng trứng tới tử cung. Phụ nữ sử dụng hơn 500 mg caffeine mỗi ngày (tương đương khoảng 5 cốc cà phê) sẽ giảm đáng kể khả năng có thai. Lượng caffeine an toàn bạn nên tiêu thụ là khoảng 200 mg/ngày.