Viêm xoang là gì?
Bạn cần thận trọng viêm xoang khi trời trở lạnh. Nguồn ảnh: Internet
Viêm xoang là hiện tượng viêm niêm mạc trong các xoang. Nếu quá trình viêm xuấthiện trên niêm mạc trước đây hoàn toàn khỏe mạnh thì được gọi là viêmmũi xoang cấp tính. Trong trường hợp tình trạng viêm niêm mạc này kéodài trên 12 tuần, lúc này viêm xoang chuyển sang mạn tính.
Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, ở xungquanh hốc mũi và thông với hốc mũi.Các hốc xương này được lót bởi lớpniêm mạc giống như hốc mũi, đó là niêm mạc đường hô hấp. Ở người trưởngthành, có năm đôi xoang, được chia làm 2 nhóm. Nhóm xoang trước gồm có:xoang sàng trước, xoang trán, xoang hàm, các xoang này được dẫn lưu quakhe giữa của hốc mũi. Nhóm xoang sau bao gồm xoang sàng sau và xoangbướm, dẫn lưu của chúng đổ vào khe trên.
Sinh lý của xoang là thông khí và dẫn lưu. Hai chức năng này thựchiện được là nhờ các lỗ thông của xoang, qua các lỗ thông này xoang vậnchuyển dịch đổ vào hốc mũi và thực hiện quá trình trao đổi khí. Nếu lỗthông xoang bị tắc, lúc này xoang như một cái ao tù, ứ đọng dịch rồi sẽdẫn đến viêm xoang.
Xoang đảm nhận nhiều chức năng: thở, ngửi, bảo vệ, phát âm và nghe, vì thế viêm xoangảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Xoang làm nhẹ đi khốixương mặt vì thế khi bị viêm xoang bạn sẽ có cảm giác nặng nề, vùng sọmặt do lúc bị viêm trong lòng xoang thay bằng chứa không khí lại chứadịch viêm.
Viêm mũi xoang có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Xoang bịviêm sớm nhất, ngay từ lúc mới sinh, là xoang sàng. Xoang hàm thường bịviêm từ lúc 4 - 5 tuổi. Các xoang khác thường bị viêm muộn hơn.
Triệu chứng của viêm xoang
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An thăm khám cho người bệnh. Ảnh: Hải Phạm
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An thời gian qua rất nhiều người đi khám xoang khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh là một trong những chứng bệnh về đường hô hấp phổ biến hiện nay với tỉ lệ người mắc ngày càng tăng cao. Đây là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc lót ở các xoang cạnh mũi, gây tắc các lỗ thông xoang. Viêm xoang có nhiều loại và mỗi loại có một dấu hiệu nhận biết khác nhau.
Thông thường, viêm xoang xuất hiện sau một đợt cảm cúm kéo dài hoặc viêm mũi dị ứng nặng. Dấu hiệu viêm xoang phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải là đau nhức vùng trán hoặc đau nhức khu vực gò má. Đi kèm với đó, người bệnh còn có một vài triệu chứng như: Nghẹt mũi; Giảm/ mất khứu giác; Có nước mũi màu vàng xanh, nước mũi đặc; Dịch mũi chảy xuống họng (khịt khạc); Ho; Hơi thở có mùi hôi...
Thông thường, viêm xoang được chia làm hai loại là viêm xoang cấp tính và mãn tính, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Ví dụ như xoang mũi ở xung quanh hốc mắt, thành xương của xoang lại tương đối mỏng, nên nhiễm trùng ở xoang có thể lan vào trong hốc mắt gây viêm thành xương của hốc mắt, viêm tổ chức lỏng lẻo hốc mắt, viêm thần kinh thị giác sau nhãn cầu, và xa hơn nữa là áp xe ngoài màng cứng, áp xe não.
Viêm xoang nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và khỏi trước 4 tuần thì được gọi là viêm xoang cấp tính. Viêm xoang kéo dài trên 3 tháng và tái đi tái lại thì gọi là viêm xoang mãn tính.
Vì thế, theo PGS Hoài An người bị viêm xoang cần được điều trị sớm và triệt để. Nên điều trị với đơn thuốc của các bác sĩ chuyên khoa thay vì chữa mẹo hay các bài thuốc được quảng cáo trên mạng dễ dẫn tới "tiền mất tật mang". Bệnh viêm xoang có thể được áp dụng hai phương pháp điều trị là nội khoa và phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hiệu quả nhất để chữa trị và tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.
Một điều lưu ý khác chính là trẻ em cũng có thể bị viêm xoang và biến chứng cũng rất nguy hiểm nên các bậc phụ huynh cần lưu ý tới sức khỏe của con em mình.
Phòng viêm xoang
Cách phòng bệnh viêm xoang tái phát tốt nhất là cố gắng tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Theo đó, người bệnh nên:
Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường hay khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp, khó lường.
Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mũi, mặt và cổ. Tránh tắm và gội đầu vào buổi tối muộn.
Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ luôn sạch sẽ thoáng mát, không được để nấm mốc phát triển. Định kỳ vệ sinh chăn ga, gối đệm hàng tuần.
Vệ sinh mũi thường xuyên được xem là những biện pháp khá hữu hiệu để loại trừ dị nguyên như phấn hoa, khói bụi và khí lạnh.
Thường xuyên theo dõi, diễn biến của thời tiết để mang trang phục phù hợp khi ra ngoài.