Thứ 7, 07/09/2024, 22:21 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nam thanh niên sốc phản vệ nặng sau khi thái một củ hành

Nam thanh niên sốc phản vệ nặng sau khi thái một củ hành
(Tieudung.vn) - Sau khi thái một củ hành để chuẩn bị bữa tối cùng gia đình, nam thanh niên rơi vào tình trạng nguy kịch do sốc phản vệ.

Sáng 22/4, theo PLO, thông tin từ Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết nơi đây vừa cấp cứu cho nam thanh niên tên T. bị sốc phản vệ nặng, phù toàn bộ mặt, hai mắt không thể mở, tức ngực, khó thở.

Theo gia đình, tối 21/4, anh T. vào bếp . Sau khi thái củ hành khoảng 10 phút anh bắt đầu có dấu hiệu sưng nề mặt, mắt... tình trạng ngày càng nghiêm trọng nên anh đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cấp cứu.

Nam thanh niên sốc phản vệ nặng sau khi thái một củ hành

Nam thanh niên nhập viện trong tình trạng phù nề mặt và 2 mắt. Ảnh: PLO

Tại đây, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng và lập tức cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ.

Theo nguồn tin của Lao Động, tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ nhận định, bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng và lập tức cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ. Sau khi tiêm Adrenaline đường bắp (thuốc chống sốc phản vệ), bệnh nhân có dấu hiệu giảm khó thở, nhưng mặt, hai mắt vẫn sưng nề. Khoảng 20 phút sau cấp cứu, bệnh nhân dần ổn định và chuyển điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện.

Các bác sĩ Trung tâm cấp cứu 115 Hùng Vương khẳng định, sốc phản vệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hậu quả vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như: Ong đốt, kiến đốt, tiêm, uống thuốc, ăn các loại ... người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Phản vệ được phân thành 4 mức độ:

1. Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

2. Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:

a) Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.

b) Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.

c) Đau bụng, nôn, ỉa chảy.

d) Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

3. Nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:

a) Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.

b) Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở.

c) Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.

d) Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.

4. Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.

(Nguồn: Suckhoedoisong.vn)

Tags:
4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
0.97315 sec| 774.047 kb