Thứ 6, 22/11/2024, 08:24 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Biểu hiện của sốc phản vệ bạn cần biết

Biểu hiện của sốc phản vệ bạn cần biết
(Tieudung.vn) - Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng nếu không nhận biết kịp thời.

Sốc phản vệ là gì?

Biểu hiện của sốc phản vệ bạn cần biết

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng. Nguồn ảnh: Internet

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng. Phản ứng này có thể xảy ra trong vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với các chất dị ứng (dị nguyên) như thuốc, nhựa mủ, nọc độc, ong chích, kiến đốt,… hay là những hàng ngày không phù hợp với cơ thể mỗi người như: Cá ngừ, tôm, tép, ốc, trứng, sữa, khoai tây, đậu phộng, đậu nành,…. 

Sốc phản vệ khiến hệ thống miễn dịch giải phóng một lượng lớn chất trung gian hóa học có thể gây sốc, huyết áp giảm đột ngột, bít hẹp đường thở, gây khó thở. 

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng sốc phản vệ bao gồm: Cảm giác chóng mặt, xây xẩm đứng không vững do hạ huyết áp, tay chân lạnh, vã mồ hôi, mạch nhanh nhẹ khó bắt, phát ban trên da; buồn nôn và nôn. Sốc phản vệ cần được cấp cứu khẩn cấp để tránh nguy cơ có thể gây tử vong.

Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ

Để chống lại những chất lạ khi đi vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra nhiều kháng thể đặc hiệu. Đối với những chất có hại thì đây là phản ứng hữu hiệu. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, hệ miễn dịch lại phản ứng một cách quá mẫn cảm với những chất vô hại như thức ăn...khi đó hệ miễn dịch sẽ khởi động chuỗi các phản ứng hóa học dẫn đến hiện tượng dị ứng.

Thuốc uống, thuốc tiêm, truyền dịch, thức ăn hoặc nọc côn trùng là những nguyên nhân dễ gây ra tình trạng sốc phản vệ. Một số nguyên nhân khác gây ra sốc như bị mất máu nhiều, cơ thể bị giập nát khi bị chấn thương,...

Các loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc gây tê, gây mê là những nguyên nhân phổ biến nhất của sốc phản vệ do thuốc. Nọc ong cũng là loại nọc côn trùng hay gặp nhất gây nên tình trạng sốc phản vệ. Thức ăn hàng ngày như trứng, lạc, các loại hải sản là những nguyên nhân thường gặp gây ra sốc phản vệ do thức ăn.

Cần có sự hướng dẫn và can thiệp kịp thời của bác sĩ khi bạn xuất hiện các dấu hiệu bị sốc phản vệ. Sốc phản vệ có thể gây tử vong khi không được xử lý kịp thời, chính vì vậy nếu cảm thấy cơ thể có sự thay đổi đột ngột khi tiếp xúc với tác nhân lạ cần nghi ngờ tình trạng sốc phản vệ xảy ra (phải được xử trí ngay lập tức càng sớm càng tốt). Nếu bị dị ứng thức ăn cần đọc kỹ và chú ý tới những thực phẩm đang dùng có nguy cơ cao gây nên dị ứng cho bản thân.

Làm cách nào để nhận biết bệnh nhân bị sốc phản vệ?

Anaphylactic shock sẽ thể hiện thành nhiều cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng tùy vào lượng dị nguyên bệnh nhân tiếp xúc là nhiều hay ít ra sao. Khoảng thời gian xảy ra sốc phản vệ có thể kéo dài chỉ vài giây hoặc chậm hơn là nửa tiếng. Số biến chứng kéo theo sau này tỷ lệ thuận với tốc độ diễn biến sốc phản vệ. Để xử trí cấp cứu sốc phản vệ hiệu quả, trước tiên bạn cần nắm rõ những triệu chứng của bệnh nhân anaphylactic shock.

Mức độ biểu hiện nhẹ

Ở mức này, bệnh nhân có một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:

Cảm giác chóng mặt, đau đầu.

Trên da xuất hiện các nốt mề đay, ngứa ngáy,…

Bị buồn nôn, thậm chí là nôn nhiều.

Hô hấp khó khăn kèm theo các cơn ho.

Bụng bị đau theo từng cơn, quặn thắt, khó chịu.

Không tự chủ được hành động tiểu và đại tiện.

Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.

Huyết áp giảm sút, nhịp tim không ổn định, không rõ.

Phổi có tiếng ran rít tương tự với bệnh hen phế quản.

Bụng đau quặn là một trong những biểu hiện của chứng sốc phản vệ

Bụng đau quặn là một trong những biểu hiện của chứng sốc phản vệ

Mức độ biểu hiện trung bình

Những ai bị sốc phản vệ có các triệu chứng mức độ trung bình ví dụ như:

Cơ thể mệt mỏi, choáng váng.

Mề đay xuất hiện nhiều vị trí trên cơ thể.

Bệnh nhân có dấu hiệu co giật, nặng hơn có thể đi vào trạng thái hôn mê.

Thần sắc nhợt nhạt, đồng tử giãn nở, môi bị thâm.

Tim đập yếu ớt, khó bắt thấy mạch.

Huyết áp không đo được.

Dạng dày và ruột có dấu hiệu xuất huyết bên trong cơ thể.

Biểu hiện mức độ nặng

Đây được xem là cấp triệu chứng nghiêm trọng nhất ở bệnh nhân sốc phản vệ, gồm có:

Bị hôn mê và đôi khi không thể hô hấp được.

Màu sắc da chuyển sang tím thâm, bệnh nhân bị co giật.

Không xác định được huyết áp cụ thể.

Ở mức độ này, nếu không được xử trí cấp cứu sốc phản vệ đúng cách, bệnh nhân sẽ tử vong sau vài phút hoặc lâu là vài giờ sau khi anaphylactic shock xảy ra.

Tags:
1 1 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.02968 sec| 788.141 kb