Thực phẩm 'chống say' nên ăn trước khi uống rượu
Để uống rượu không say ngày Tết, bạn nên ăn lót dạ trước khi "nhập cuộc" |
Để hạn chế những ảnh hưởng của chất cồn, một trong những điều cần làm nhất trước khi tham gia vào các bữa tiệc đó là ăn những loại thực phẩm chống say rượu được liệt kê dưới đây:
Bánh mì nướng
Nhâm nhi một vài miếng bánh mì nướng trước khi uống các thứ có chất cồn sẽ giúp bạn ngăn chặn cơn say. Lượng carbon trong bánh mì có tác dụng như một bộ lọc trong cơ thể giúp hấp thu hết chất cồn.
Thực phẩm giàu chất béo
Việc tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều chất béo như phô mai hay bơ được đánh giá là cách an toàn. Vì chúng có thể hoạt động như một lớp bông thấm bên trong bao tử giúp hút hết chất cồn mà bạn sẽ nạp vào cơ thể khi dự tiệc. Lượng chất béo từ những thực phẩm này sẽ bao bọc xung quanh thành bao tử, giúp cơ quan tiêu hóa hấp thu chất cồn chậm lại. Nhờ vậy, bạn sẽ không bị say dù uống nhiều rượu, bia.
Uống sữa
Uống một ly sữa nóng trước khi bắt đầu tiêu thụ những loại đồ uống khác sẽ làm chậm quá trình hấp thu chất cồn của cơ thể. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa “đối phó” với chất cồn hiệu quả hơn. Acetaldehyde là một chất độc có trong thành phần của cồn khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn say.
Bổ sung thêm vitamin B và vitamin C
Các thức uống có cồn làm cơ thể mất đi các vitamin B nên sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Trước khi uống rượu, bạn có thể uống 1 - 2 viên vitamin B sẽ rất có lợi cho sức khoẻ. Vitamin B sẽ giúp đẩy nhanh quá trình giải rượu. Vitamin B có thể dễ dàng tìm thấy trong một số thực phẩm như lạc, dưa hấu, cà rốt, sữa, súp lơ xanh, mơ, quả hạnh, và các loại rau xanh đậm...
Bên cạnh đó, để có thể giúp cơ thể có thêm nhiều năng lượng hơn, chống lại cảm giác say, hãy uống nước hoặc ăn nhiều đô giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, dâu tây, dứa... Hoặc bạn có thể dùng viên C để giúp cơ thể nhận được nhiều năng lượng hơn.
Uống rượu một cách từ từ
Mỗi lần uống rượu, bia, bạn nên chỉ uống một vài hớp một chứ không nên uống liền một mạch. Trung bình cơ thể bạn cần khoảng 1 giờ để phân giải hết 30 ml thức uống có cồn. Do đó, nếu bạn uống càng nhanh thì cơ thể càng mất khả năng chống lại sự 'tấn công' của chất cồn.
Tuyệt đối không pha trộn rượu với thức uống khác
Việc pha trộn các loại nước ngọt có gas và đồ uống có cồn sẽ làm bạn say nhanh chóng. Vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm chất cồn ngấm vào máu nhanh hơn. Ngoài ra bạn cũng cần tránh uống lẫn lộn các thức uống có cồn với nhau.
Lượng cồn tồn đọng không được phân giải do uống quá nhanh sẽ ngấm vào máu và dễ khiến bạn say hay ngộ độc.