Nguyên nhân gây hạ đường huyết
Ngay cả khi không mắc bệnh đái tháo đường, bạn vẫn có thể bị hạ đường huyết. Nguồn ảnh: Internet
Ngay cả khi không mắc bệnh đái tháo đường, bạn vẫn có thể bị hạ đường huyết. Hạ đường huyết không do đái tháo đường đề cập đến tình trạng một người không mắc bệnh đái tháo đường có lượng đường trong máu thấp, giảm xuống dưới 70 miligam mỗi decilit (70mg/dL).
Các triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm:
Lo lắng hoặc lú lẫn
Run rẩy
Chóng mặt hoặc mờ mắt
Đau đầu
Đói hoặc thèm đồ ngọt
Khó chịu hoặc thay đổi tâm trạng
Nhịp tim nhanh
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Tê hoặc lạnh ở tay hoặc chân
Buồn ngủ
Đổ mồ hôi
Khó nói…
Những triệu chứng này xảy ra do cơ thể bạn không nhận đủ glucose để giữ cho não hoạt động bình thường vì bộ não chúng ta sử dụng glucose làm nguồn năng lượng chính.
Glucose được cung cấp từ thực phẩm nên nó liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống. Khi không có đủ glucose trong máu, cụ thể như gần đây bạn nhịn ăn hoặc không ăn, cơ thể sẽ cố gắng bù đắp bằng cách tăng giải phóng insulin và kích hoạt giải phóng các hormone như adrenaline (epinephrine) và norepinephrine để giúp cơ thể tăng lượng đường trong máu.
Hạ đường huyết không do đái tháo đường có thể xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ăn hoặc trong khi đói, khi bạn chưa ăn. Nếu không phải do phản ứng với thuốc, ví dụ như dùng quá nhiều aspirin hoặc mắc bệnh ung thư, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng hạ đường huyết bằng chế độ ăn uống.
Mẹo ăn uống giúp giảm đường huyết
Giới hạn lượng tiêu thụ tinh bột
Cơ thể phân hủy tinh bột thành đường (chủ yếu là glucose), sau đó insulin sẽ giúp cơ thể sử dụng và lưu trữ đường để tạo năng lượng. Khi ăn quá nhiều carbs hoặc chức năng insulin gặp vấn đề, lượng đường trong máu có thể tăng lên.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo nên kiểm soát lượng tinh bột nạp vào cơ thể bằng cách đếm lượng tinh bột và biết nhu cầu của bản thân. Một số nghiên cứu cho thấy những phương pháp này cũng giúp bạn lập kế hoạch bữa ăn hợp lý, cải thiện chỉ số đường máu.
Chế độ ăn ít tinh bột không chỉ giúp giảm lượng đường trong máu, mà còn ngăn ngừa đường huyết tăng cao đột biến, cũng như giúp kiểm soát lượng đường huyết về lâu dài.
Tăng tiêu thụ chất xơ
Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carb và hấp thụ đường, nhờ đó giúp lượng đường trong máu tăng ổn định chứ không đột ngột. Có hai loại chất xơ là chất xơ không hòa tan và hòa tan. Mặc dù, cả hai đều quan trọng nhưng chất xơ hòa tan đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.
Ngoài ra, chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 1 tốt hơn. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:
Rau
Trái cây
Cây họ đậu
Các loại ngũ cốc
Lượng chất xơ hàng ngày theo khuyến nghị là khoảng 25 gam đối với phụ nữ và 38 gam đối với nam giới. 14 gam chất xơ cần thiết cho chế độ ăn 1.000 calo.
Uống đủ nước
Uống đủ nước có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu luôn nằm trong giới hạn cho phép. Ngoài việc ngăn ngừa mất nước, uống nhiều nước còn giúp thận thải lượng đường dư thừa ra ngoài qua nước tiểu. Một nghiên cứu quan sát thấy những người uống nhiều nước ít có nguy cơ phát triển lượng đường trong máu cao.
Uống nước thường xuyên giúp bổ sung nước cho cơ thể, giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Nước và các loại đồ uống không calo là tốt nhất. Đồ uống có đường làm đường huyết tăng cao, tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Kiểm soát khẩu phần ăn
Kiểm soát khẩu phần giúp điều chỉnh lượng calo và duy trì cân nặng vừa phải, từ đó thúc đẩy lượng đường trong máu luôn ở mức khỏe mạnh, thậm chí là làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Giới hạn khẩu phần ăn cũng làm giảm lượng calo hấp thụ và tránh đường huyết tăng cao đột biến sau bữa ăn. Để giảm kích thước khẩu phần, bạn có thể: