Thứ 2, 14/04/2025, 08:29 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Vì sao nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn?

Vì sao nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn?
(Tieudung.vn) - Dưới đây là 7 lí do bạn không nên ăn tối muộn sau 8 giờ, nếu không sức khỏe của bạn bị tổn hại nghiêm trọng.

Dễ tăng cân

Gạo rất giàu carbohydrate, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn một bữa ăn nhiều carbohydrate vào ban đêm, khi hoạt động thể chất rất ít, có thể dẫn đến tích trữ calo dư thừa dưới dạng chất béo.

Quá trình trao đổi chất của cơ thể chậm lại trong khi ngủ, khiến việc đốt cháy lượng calo dư thừa từ gạo trở nên khó khăn hơn, điều này có thể góp phần gây tăng cân theo thời gian. Hơn nữa, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều calo hàng ngày vào đầu ngày dễ đạt mục tiêu cân nặng hơn những người tiêu thụ hầu hết calo vào cuối ngày.

Điều này cho thấy rằng việc hạn chế hoặc tránh các loại giàu carbohydrate như cơm trong bữa tối muộn có thể có lợi cho việc kiểm soát cân nặng và sức khỏe tổng thể.

Vì sao nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Gây ra sự tăng đột biến lượng đường trong máu

Gạo trắng có chỉ số đường huyết cao, nghĩa là gạo làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Do đó, ăn cơm vào bữa tối muộn, đặc biệt là đối với những người bị tiền đái tháo đường hoặc kháng insulin, có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Theo thời gian, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và các rối loạn chuyển hóa khác.

Sỏi tiết niệu

Nghiên cứu y học cho thấy, ăn tối muộn là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ở đường tiết niệu.

Canxi trong thức ăn không được hấp thụ hết trong ruột, khoảng 70-80% sẽ bị đào thải qua đường bài tiết. Ăn tối quá muộn, không vận động mà lập tức đi ngủ luôn, nước tiểu sẽ tích lũy trong bàng quang, hàm lượng canxi trong nước tiểu không ngừng tăng lên, về lâu về dài sẽ hình thành sỏi tiết niệu.

Có thể gây khó tiêu và đầy hơi

Nhiều người bị đầy hơi và khó tiêu sau khi ăn cơm vào tối muộn do cơm chứa carbohydrate đơn giản, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, đặc biệt là khi kết hợp với bữa tối thịnh soạn.

Chính vì thế, đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, ăn cơm vào bữa tối muộn có thể dẫn đến đầy hơi hoặc tiêu hóa chậm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Khiến cơ thể uể oải, buồn ngủ

Một số người có thể cảm thấy buồn ngủ, uể oải sau khi ăn cơm. Gạo được biết là có làm dịu do có chứa tryptophan, một loại axit amin thúc đẩy giấc ngủ. Mặc dù điều này có vẻ có lợi, nhưng buồn ngủ quá mức sau bữa tối có thể dẫn đến giảm năng suất và khó duy trì lối sống năng động, làm giảm sự tỉnh táo ở những người cần làm việc hoặc học tập vào ban đêm. Chính vì vậy, các trường hợp này không nên ăn cơm muộn.

Tăng nguy cơ tích tụ mỡ bụng

Ăn cơm vào tối muộn thường xuyên mà không vận động đủ có thể dẫn đến tăng mỡ bụng. Nguyên nhân do gạo trắng là một loại carbohydrate tinh chế thiếu chất xơ và việc tiêu thụ quá nhiều có thể góp phần tích trữ mỡ quanh bụng.

Tuy nhiên, có thể thay thế gạo bằng các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp duy trì thành phần cơ thể khỏe mạnh hơn như ngũ cốc, quinoa, kê, súp rau hoặc rau xào...

Gây đột quỵ

Mặc dù căn bệnh nguy hiểm chết người này không thường xuyên xảy ra với người ăn tối muộn, nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, triệu chứng ợ nóng và trào ngược axit có thể gây chứng ngưng thở khi ngủ, vấn đề lớn có thể gây ra đột quỵ.

Nếu ăn muộn kết hợp với uống nhiều rượu rất dễ gây viêm tụy cấp, gây “sốc” trong giấc ngủ, dẫn đến đột tử.

Ngoài ra, ăn tối muộn còn ảnh hưởng đến huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol của cơ thể. Những biến động này đều có thể tăng nguy cơ đột quỵ khá cao.

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.18874 sec| 777.406 kb