Người bị dị ứng
Nếu có dấu hiệu dị ứng sau khi ăn măng như ngứa, đau rát, hoặc khó khăn trong việc thở - dấu hiệu có thể cơ thể phản ứng với măng không nên ăn tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Người có vấn đề về thận
Báo Lao động dẫn nguồn trang Health cho biết, măng chứa oxalates, một loại hợp chất có thể tạo ra tinh thể trong nước tiểu và gây ra vấn đề về thận. Những người có tiền sử về sỏi thận hoặc vấn đề thận nên hạn chế ăn măng.
Trẻ tuổi dậy thì
Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.
Người có vấn đề về đường huyết
Mặc dù măng có chứa chất xơ, nhưng cũng chứa một lượng đường khá cao. Người có vấn đề về đường huyết hoặc đang thực hiện chế độ ăn kiêng nên ít ăn măng.
Người có vấn đề về dạ dày
Măng có thể gây kích thích cho dạ dày do chứa axit. Những người có vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn măng để tránh các triệu chứng không mong muốn.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên thảo luận với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống của mình, đặc biệt nếu muốn ăn măng.
Người dùng aspirin
Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.
Một số lưu ý khi ăn măng
Cách chế biến cũng có thể giúp làm giảm độc tố trong măng và giúp hấp thu tốt nhất những giá trị dinh dưỡng từ loại thực phẩm này. Dưới đây là một số lưu ý khi chế biến măng được đăng trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec:
– Nên luộc măng thật kỹ và rửa lại nhiều lần với nước để giảm lượng độc tố cyanide, từ đó tránh nguy cơ hình thành axit cyanhydric, và cuối cùng là tránh gây hại cho dạ dày.
– Không nên ăn măng tươi quá nhiều và thường xuyên: Măng chứa nhiều chất xơ và nếu bạn ăn nó quá nhiều và liên tục có thể làm tăng nguy cơ chất xơ làm bít tắc ruột.
– Không nên ăn măng ngâm giấm, hoặc ăn măng xổi: Măng ngâm giấm có thể kích thích vị giác, khiến bữa cơm của bạn trở nên ngon miệng hơn. Tuy nhiên, cách chế biến này có thể tạo ra độc tố cyanide, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra, nếu ngâm giấm nhưng măng chưa vàng hoặc chưa chua thì tính độc hại sẽ càng nghiêm trọng hơn.