Thịt chế biến sẵn
Thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, pate, thịt hộp,...thường chứa nhiều muối, chất bảo quản và chất phụ gia. Chế độ ăn nhiều muối làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho gan, gây tổn thương tế bào gan.
Nitrit trong chất bảo quản có thể chuyển hóa thành chất gây ung thư trong cơ thể, làm tăng nguy cơ ung thư gan. Thịt chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo và calo, góp phần gây béo phì, một yếu tố nguy cơ của bệnh gan nhiễm mỡ.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Đồ muối chua
Các món ăn như dưa muối, cà muối… giúp kích thích vị giác giúp bạn ăn cơm ngon miệng hơn. Và đây cũng luôn là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trên thực tế trong các món ăn như này thường chứa nhiều hàm lượng muối và nitrite. Khi bạn ăn vào hai chất này sẽ làm tăng gánh năng lên gan, khiến gan của bạn phải hoạt động vật vả, lâu ngày hình thành căn bệnh xơ gan.
Đồ uống có ga
Đồ uống có ga chứa nhiều đường, chất tạo ngọt nhân tạo và các chất phụ gia khác. Đường trong nước ngọt có ga làm tăng tích tụ mỡ trong gan, gây gan nhiễm mỡ. Nước ngọt có ga chứa nhiều calo rỗng, góp phần gây tăng cân, béo phì và các bệnh lý liên quan đến gan. Một số chất phụ gia trong nước ngọt có ga có thể gây viêm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe gan.
Bánh ngọt
Bánh ngọt chứa nhiều đường tinh luyện, đặc biệt là fructose. Tiêu thụ nhiều đường fructose làm tăng tích tụ mỡ trong gan, gây gan nhiễm mỡ. Fructose có thể gây kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và các bệnh lý tim mạch, từ đó gián tiếp gây hại cho gan. Ngoài ra, đường fructose có thể kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể, góp phần gây tổn thương gan.
Ngũ cốc ăn sáng chế biến sẵn
Nhiều loại ngũ cốc ăn sáng chế biến sẵn chứa nhiều đường, chất béo và các thành phần nhân tạo khác. Lượng đường cao trong ngũ cốc ăn sáng chế biến sẵn làm tăng đường huyết đột ngột, gây áp lực cho gan. Ngũ cốc ăn sáng chế biến sẵn thường ít chất xơ, không tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình thải độc của gan. Các chất phụ gia trong ngũ cốc ăn sáng chế biến sẵn có thể gây hại cho sức khỏe gan về lâu dài. Vì vậy nên ưu tiên thực phẩm tươi, ít qua chế biến.
Mỳ ăn liền
Cuộc sống ngày càng gấp gáp khiến rất nhiều người có thói quen thay thế cơm bằng mỳ ăn liền. Mặc dù mì ăn liền rất tiện lợi, nhưng trong mỳ ăn liền chứa rất nhiều chất phụ gia như chất chống oxy hóa, hương liệu tổng hợp, chất bảo quản….
Những chất hóa học này rất khó phân hủy, sau khi đi vào cơ thể đều thông qua gan để tiến hành chuyển hóa và bài tiết, do đó sẽ gây tổn thương cho gan và thận. Các chất độc tích tụ quá nhiều trong cơ thể và gây hàng loạt các bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh về gan và thận.
Nguyên tắc xây dựng bữa ăn sáng lành mạnh?
Để đảm bảo một bữa ăn sáng lành mạnh, bạn cần đảm bảo được các nguyên tắc dưới đây:
- Thành phần trong bữa sáng nên đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm tinh bột (ngũ cốc nguyên cám), đạm, sữa hoặc chế phẩm từ sữa, trái cây tươi và rau củ quả.
- Thời điểm tốt nhất để ăn sáng là trong khoảng từ 6 - 8 giờ sáng. Bạn không nên ăn sáng quá sớm hoặc quá muộn đều gây áp lực đối với hệ tiêu hóa và lâu dần gây nguy cơ tổn thương dạ dày.
- Nên uống một cốc nước trước khi ăn sáng nhằm làm sạch hệ thống tiêu hóa, kích thích tiêu hóa làm việc hiệu quả, trơn tru hơn.
- Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán vào bữa ăn sáng lành mạnh vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa,..
- Không nên ăn quá nhiều gia vị cay nóng như bột ớt, ớt tươi, tiêu,... vào buổi sáng sẽ khiến dạ dày làm việc mệt mỏi hơn, tăng nguy cơ giảm tuần hoàn máu.
- Bữa ăn sáng lành mạnh là bữa ăn sáng đủ chất và ăn vừa đủ, không nên ăn quá no dễ gây áp lực lên dạ dày và dẫn đến đầy hơi, khó chịu ở bụng.