Thứ 6, 22/11/2024, 14:41 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Lạm dụng thuốc súc họng dễ có nguy cơ nhiễm bệnh

Lạm dụng thuốc súc họng dễ có nguy cơ nhiễm bệnh
(Tieudung.vn) - Do lo sợ bệnh tật, nhất là Covid-19 hiện nay, nhiều người thường xuyên dùng thuốc súc họng. Tuy nhiên, trên các lọ thuốc súc họng lại không ghi thời gian dùng trong bao lâu. Vậy dùng thế nào cho hợp lý

Lạm dụng thuốc súc họng dễ có nguy cơ nhiễm bệnh

Trên các lọ thuốc súc họng lại không ghi thời gian dùng trong bao lâu nên dễ dẫn đến việc lạm dụng. Ảnh: Internet

Súc họng là để làm sạch khoang miệng họng (loại bỏ mảng bám, vi khuẩn…) giúp phòng ngừa bệnh, khử mùi hôi do các vi khuẩn gây ra hoặc hỗ trị điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn tại chỗ vùng mũi họng, răng miệng…

Hiện trên có rất nhiều loại thuốc súc họng được sản xuất trong nước và ngoài nước khác nhau, của nhiều nơi sản xuất với tên gọi cũng rất phong phú và đa dạng.

Tuy nhiên, thuốc súc họng thường được chia làm các loại sau: Kháng sinh (tyrothricin), sát khuẩn (givalex, betadin) và trung hoà PH (nước muối 0,9%, natribicarbonat)… Ngoài ra, tùy từng loại mà trong thành phần của thuốc súc họng còn có thêm một số chất làm dịu ho, giảm đau, giảm viêm...

Khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, do lo sợ nhiễm bệnh, nhiều người đã tìm đến với các loại nước súc họng với hy vọng giúp phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, trên các lọ thuốc súc họng lại không ghi thời gian dùng trong bao lâu nên dễ dẫn đến việc lạm dụng.

Dẫn lời BS Nguyễn Bích Ngọc từ suckhoedoisong.vn thì, đối với các thuốc súc họng được các bác sĩ kê đơn (để hỗ trợ điều trị bệnh), thời gian dùng cần theo đơn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng; đối với các loại không kê đơn, trừ nước muối sinh lý, chỉ nên dùng các loại nước súc họng này dưới 10 ngày.

Lạm dụng thuốc súc họng dễ có nguy cơ nhiễm bệnh

Để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19, ngoài tiêm phòng, cần thực hiện tốt 5K. Bởi việc lạm dụng các thuốc súc họng cũng có thể gây bất lợi cho sức khỏe. Ảnh Shutterstock

Để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19, ngoài việc tiêm phòng, mọi người cần thực hiện tốt 5K. Bởi việc lạm dụng các thuốc súc họng cũng có thể gây bất lợi như dùng lâu dài có thể làm mất cân bằng sinh thái của lớp thảm vi khuẩn tại miệng, họng và gây ra một số bệnh như nấm họng, viêm loét họng, mất sức đề kháng vùng họng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Các thuốc súc họng cũng có thể gây các không mong muốn như phồng rộp môi, phát ban, ngứa họng và miệng… một số bác sĩ lo ngại rằng nếu dùng không đúng cách, việc súc họng “càng sâu càng tốt” có thể gây sặc ở người già, dẫn tới viêm phổi do hóa chất gây nguy hiểm. Nếu trẻ nhỏ (cân nặng dưới 10kg) nuốt phải 30-60ml chlorhexidine gluconate có thể gây khó chịu tiêu hóa, buồn nôn, nhiễm độc cồn...

Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, việc sử dụng thuốc súc họng tại chỗ khi bị viêm nhiễm vùng họng đem lại kết quả và độ an toàn cao. Tuy nhiên, thuốc súc họng cũng có một tỷ lệ nhỏ hấp thu vào máu và qua đó vào cơ thể của thai nhi theo nhau thai hoặc vào cơ thể trẻ còn bú qua sữa. Vì vậy, cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của thầy thuốc. Tốt nhất chỉ nên dùng dung dịch nước muối nhạt để súc họng.

Tags:
4.4 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.34489 sec| 772.977 kb