Thứ 5, 21/11/2024, 23:47 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Đừng chủ quan với 9 tác hại cúa quả lựu

Đừng chủ quan với 9 tác hại cúa quả lựu
(Tieudung.vn) - Từ xa xưa, quả lựu vốn đã là một trong những trái cây được xếp vào nhóm ‘siêu thực phẩm’ cực kì tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều vẫn có thể gây ra một số vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Tác hại của quả lựu cho sức khỏe con người

Những lợi ích của quả lựu cho sức khỏe con người là kiến thức hầu như ai cũng nắm được. Theo đó, ngoài là một loại trái cây ngon, trong lựu còn chứa một lượng lớn vitamin C, các chất oxy hóa và nhiều dưỡng chất khác có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng để chống lại mọi bệnh tật.

Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt. Vậy tác hại của quả lựu gây ra cho sức khỏe con người là gì, nội dung ngay sau đây sẽ giải đáp cho câu hỏi này của bạn.

Làm giảm huyết áp

Đừng chủ quan với 9 tác hại cúa quả lựu

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Đây là một trong những phụ nguy hiểm nhất xảy ra ở những người dùng nước ép lựu trong quá trình đang sử dụng các loại thuốc kê đơn, điển hình như thuốc hạ huyết áp. Cụ thể theo nghiên cứu của University of Maryland Medical Center, nước ép lựu hoàn toàn có thể làm giảm huyết áp.

Chính vì vậy, nếu đang sử dụng các loại thuốc, chức năng hay thảo dược có tác dụng làm giảm huyết áp bạn không nên dùng quả lựu. Tránh tình trạng làm huyết áp hạ xuống quá thấp, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

Vấn đề chuyển hóa

Tạp chí Consumer Reports đã có bài nghiên cứu về các loại nước ép như bưởi và lựu. Theo đó, chúng có thể tác động đến một loại enzyme quan trọng để chuyển hóa các loại thuốc thông thường, điển hình là stetin. Do đó, để yên tâm hơn nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, trước khi dùng nước ép lựu, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Gây ra các triệu chứng dị ứng

Mặc dù rất ít, nhưng vẫn có người xảy ra tình trạng bị dị ứng với quả lựu. Cụ thể theo một số nghiên cứu, những đối tượng bị dị ứng với thực vật có xu hướng cao phát triển các phản ứng với quả lựu. Đặc biệt là người bị hen suyễn nên cẩn thận khi uống nước ép lựu.

Một số triệu chứng khi bị dị ứng với lựu là phát ban, buồn nôn, ngứa, đỏ mắt, hay khó thở,… Tuy nhiên, do trong nước ép lựu rất giàu vitamin C và các chất dinh dưỡng khác hoạt động như chất chống viêm nên tình trạng dị ứng thường không diễn biến quá nghiêm trọng.

Không tốt cho

Nhiều người cho rằng nước lựu là thức uống lành mạnh và bổ dưỡng, tuy nhiên thực tế có một số chuyên gia khuyên bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên thận trọng. Bởi trong loại nước ép này chứa một hàm lượng đường nhất định, do đó nếu muốn sử dụng loại quả này hàng ngày, bạn nên xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời chú ý theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe và lượng đường trong máu mỗi ngày.

Quả lựu gây nóng

Đa phần mọi người đều cho rằng vào những ngày thời tiết nóng nực thì một ly nước ép lựu sẽ giúp thanh khiết cơ thể, giải khát và làm mát rất tốt. Tuy nhiên, ăn lựu có nóng không là một trong những vấn đề một số người đang băn khoăn.

Thực tế, lựu được xếp vào danh sách các loại trái cây mang tính ấm. Chính vì vậy, nó hoàn toàn có thể gây nóng. Do đó, vào mùa hè, các bạn không nên thường xuyên ăn lựu, tránh tình trạng gây nóng, làm cơ thể khó chịu.

Nguy cơ tắc nghẽn đường ruột

Lựu là loại quả chứa hàm lượng chất xơ cực kỳ cao. Chính vì vậy, lời đồn về việc loại quả này gây ra táo bón là hoàn toàn không đúng, thậm chí trái lựu còn hỗ trợ điều trị tình trạng táo bón.

Tuy nhiên, trong quá trình ăn bạn cần nhai thật kỹ phần hạt, tránh làm tăng nguy cơ gây tắc nghẽn đường ruột ở những người ở những người bị táo bón nặng, mãn tính.

Tác hại của quả lựu với men răng

Do trong thành phần của trái lựu chứa một lượng axit cao nên nếu tiêu thụ quá nhiều bằng đường nhai có nguy cơ gây hại cho men răng. Đồng thời làm tăng độ nhạy cảm của răng lên. Vì vậy, để đảm bảo an toàn nếu sử dụng nước ép lựu, bạn nên pha thêm với nước tinh khiết, hoặc sau khi ăn ngậm một ngụm nước lọc lớn để làm sạch răng miệng.

Ảnh hưởng không tốt đến bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng

Loại trái cây này được khuyến cáo là không sử dụng cho những người mắc bệnh lý viêm loét tá tràng, dạ dày, hoặc những trường hợp bị viêm tủy và viêm tụy. Đặc biệt là khi đang sử dụng những loại thuốc làm loãng máu hay giảm mức cholesterol xấu xuống.

Tác hại của quả lựu là làm mọc mụn

Với các loại hoa quả nếu bạn biết sử dụng đúng cách và đều đặn hàng ngày, làn da sẽ luôn căng tràn sức sống, tươi trẻ hơn. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng mụn một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, đối với những loại quả mang tính ấm như lựu, nếu ăn quá nhiều và không kiểm soát có thể dẫn đến nổi mụn xấu xí. Do đó, bạn cần chú ý điều chỉnh cho phù hợp.

Ai không nên ăn lựu?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng không phải tất cả mọi người đều có thể ăn được quả lựu.

Đối với phụ nữ khỏe mạnh, mỗi ngày có thể ăn 1 trái lựu tương đương với 150ml nước ép lựu. Nam giới có sức khỏe bình thường có thể ăn 1 – 2 trái cỡ vừa hoặc uống 200ml nước ép lựu.

Để tránh tác hại của quả lựu, các đối tượng sau đây không nên ăn hoặc chỉ sử dụng hạn chế:

Bệnh nhân cúm

Trẻ nhỏ

Những người bị sâu răng hoặc thường gặp các vấn đề về răng miệng

Những người có cơ địa nóng trong

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Người có tiền sử dạ dày hoặc đang gặp các vấn đề về tiêu hóa

Người viêm tụy hoặc viêm tủy

Người đang dùng thuốc huyết áp, thuốc làm loãng máu hoặc thuốc giảm mức cholesterol xấu, thuốc chống trầm cảm và một số loại thuốc giảm đau.

Tags:
5 1 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
0.97669 sec| 804.789 kb