Xoa bụng bầu
Nhiều ông bố thường nghĩ hành động này là thể hiện tình yêu thương với 2 mẹ con nhưng thực ra nó lại vô cùng nguy hiểm. Nhiều bác sĩ chuyên khoa đều khuyến cáo không nên xoa bụng bầu nhiều. Bởi như vậy có thể gây ra những cơn co dạ con, cơn co này xuất hiện nhiều dẫn đến phản ứng động thai, đẩy thai trong tử cung ra ngoài làm cho thai phụ bị động thai, sảy thai.
Nhất là mẹ bầu vốn có tiền sử sinh non, nhau thai bám mặt trước, bị mắc bệnh rối loạn đông máu… hoặc những thai phụ đã bước vào tuần 38, việc xoa bụng, xoa lưng thường xuyên cần phải được hạn chế tối đa.
Nếu muốn gần gũi thai nhi, bố có thể động chạm nhẹ nhàng và tốt nhất là trò chuyện với con trước khi đi ngủ chứ đừng xoa bụng nhiều nhé!
Hút thuốc lá
Không cần nói thì chắc hẳn ai cũng biết những tác hại kinh khủng mà thuốc lá có thể gây ra cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Vì vậy, nếu trước khi vợ mang thai, chồng cần hạn chế việc uống rượu bia, hút thuốc để cải thiện chất lượng tinh trùng thì sau khi thụ thai thành công, các ông bố tương lai cũng vẫn nên tiếp tục thực hiện việc kiêng khem này.
Lý do là vì khói thuốc được chứng minh sẽ gây ra những tác động xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đừng tưởng chỉ cần mẹ bầu không hút thuốc thì con sẽ được an toàn, ngửi khói thuốc thụ động cũng có thể khiến thai phụ và em bé trong bụng gặp nguy hiểm, làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non cũng như các khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Uống rượu bia
Cũng giống như việc hút thuốc, mọi ông chồng nên kiêng sử dụng rượu bia trong giai đoạn muốn thụ thai để loại bỏ ngay những bất thường có thể xảy ra khi trứng kết hợp với tinh trùng. Bố thường xuyên say xỉn, uống rượu bia, thai nhi ra đời nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, rối loạn hành vi, chậm phát triển trí não.
Bên cạnh đó, chắc hẳn sẽ không có một bà bầu nào cảm thấy vui khi chồng không ở bên cạnh quan tâm chăm sóc mình mà lại trở về và trong tình trạng say xỉn, nồng nặc mùi rượu. Việc thường xuyên uống rượu bia có thể khiến chồng không kiểm soát được hành động và thái độ của chính mình khiến vợ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Thường xuyên tranh cãi với vợ bầu
Điều này thể hiện tình cảm vợ chồng của hai người đang “lung lay” và thực sự không hề tốt cho tâm lý của thai phụ. Những lần tranh luận hoặc cãi cọ giữa bố mẹ khiến mẹ bầu mang cảm xúc căng thẳng, khó chịu, từ đó khiến thai nhi cũng bị ảnh hưởng theo.
Mẹ bầu bị stress khiến lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu tăng cao. Chúng theo nhau thai truyền tới thai nhi. Những đứa trẻ sinh ra bởi các bà mẹ thường xuyên căng thẳng, đời sống hôn nhân không hạnh phúc có nguy cơ cao bị trầm cảm, kém thông minh, chậm nói.