Thứ 2, 25/11/2024, 09:18 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

Dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng ăn dặm
(Tieudung.vn) - Để việc ăn dặm của trẻ đúng cách thì bạn cần ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây.

Dấu hiệu để biết bé sẵn sàng ăn dặm

Dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

Nên cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi.

Để bé ăn dặm đúng thời điểm rất quan trọng, thế nhưng khi nào bé sẵn sàng cho việc ăn dặm là điều không phải cha mẹ nào cũng nắm được. Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) các mẹ chỉ nên ăn dặm cho bé từ khi được tròn 6 tháng tuổi. Bởi lúc này hệ tiêu hóa trong cơ thể trẻ đã phát triển tương đối hoàn chỉnh và có thể hấp thu được các phức tạp. Cha mẹ có thể bắt đầu hành trình cho bé ăn dặm khi thấy những dấu hiệu sau:

Bé mất ngủ liên tục, khóc và đòi ăn đêm nhiều có thể là dấu hiệu cho các mẹ biết rằng trẻ cần bổ sung thêm thực phẩm để không bị cơn đói ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Khi mới sinh ra được 2 - 3 tháng cứ khoảng 2 - 3 giờ là mẹ có thể cho bé bú 1 lần. Thế nhưng khi được 6 tháng trở đi, bé đã lớn và nhu cầu bổ sung thức ăn cũng cao hơn. Do vậy mẹ sẽ thấy bé thường xuyên đói hoặc khi vừa bú xong vẫn đòi thì rất có thể bé đang bắt đầu muốn ăn dặm để no lâu hơn.

Miệng trẻ sẽ bắt chước nhai nhóp nhép khi thấy ai đó ăn cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm.

Bé thường xuyên gặm nhấm khi nắm được bất kỳ đồ vật nào đó dù mẹ có ngăn cản. Vậy nên khi thấy bé nhà mình bỗng nhiên trở thành chú chuột gặm nhấm thì có nghĩa rằng bé đang báo hiệu mình muốn được ăn dặm rồi cha mẹ nhé. Tuy nhiên đừng thấy bé gặm đồ mà cha mẹ vội vàng cho con ăn đồ rắn ngay nhé.

Khi bé đã có thể ngồi vững, có thể kiểm soát được đầu và cổ thì lúc này cha mẹ có thể cho con ăn dặm.

Ăn dặm đúng cách

Theo được đúc kết từ việc chăm sóc sức khỏe trẻ em của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), ăn dặm đúng cách cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với hoặc gần giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”. Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt - mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho bé ăn dặm, thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.

Nguyên tắc “ít - nhiều” để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần đạt ăn 10 gram bột, rau xanh tăng dần đạt 10 gram , thịt 10 gram sau khi say, dầu ăn hoặc mỡ động vật đạt 5 ml mỗi bữa ... sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng - dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Nguyên tắc “loãng - đặc” cần ghi nhớ để quá trình ăn dặm của trẻ luôn được “suôn sẻ”, đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiêu hóa được những thức ăn phức tạp hơn.

Nguyên tắc “tô màu chén bột” nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt.

Nguyên tắc “không ép trẻ ăn” khi trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm một thời gian 5 - 7 ngày rồi sau đó sẽ tiếp tục tập luyện để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.

Khi bắt đầu ăn dặm, sau lần thử thứ nhất, nếu bé háo hức há miệng và vui vẻ tiếp nhận đồ ăn thì bạn có thể yên tâm là bé đã sẵn sàng. Trái lại, nếu bé nhăn nhó, ngoảnh mặt đi hoặc phì thức ăn ra thì bé chưa sẵn sàng và mẹ không nên ép con. Nếu lần đầu chưa thành công, mẹ hãy kiên trì thử lại. Nói chung, thường phải sau 6-10 lần trẻ mới chấp nhận thức ăn mới và khả năng này tăng lên đáng kể sau 12-15 lần thử.

Thực phẩm cho trẻ ăn dặm

Ăn dặm kiểu chỉ huy

Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi 1 tuổi. Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách, đó là bột/cháo nấu và đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm như sau:

Nhóm chất bột đường

Nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé ăn dặm. Mẹ có thể nghiền cháo, khoai cho bé làm quen với nhóm thực phẩm này, hoặc nấu bột yến mạch cho thêm phong phú bữa ăn của bé. Mẹ nên sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không kết hợp với ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,... để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.

Nhóm chất đạm

Chất đạm thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé, trong cơ thể, đạm sẽ cung cấp các axit amin cần thiết thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi của tế bào. Mẹ chú ý không nên cho bé ăn quá nhiều đạm, vì sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, nên cho bé ăn cả đạm động vật (gồm thịt, cá...) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ...), việc kết hợp hài hòa giữa đạm động vật và thực vật sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Nhóm rau củ và trái cây

Cung cấp vitamin và một số khoáng chất, chất xơ sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé. bạn cũng có thể tập cho bé ăn hoa quả tươi như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay, đu đủ xay... những thực phẩm này sẽ giúp bổ sung rất nhiều vitamin, các chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp cho hệ miễn dịch của bé phát triển, phòng chống các bệnh về đường ruột. Tuy nhiên mẹ cần chú ý chế biến rau củ quả cho đúng cách như rửa rau dưới vòi nước, không dự trữ rau củ quá lâu... để không làm mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nhóm chất béo

Chất béo ngoài việc cung cấp năng lượng, còn là thành phần của màng tế bào và mô não. Nhóm chất béo đóng vai trò quan trọng là dung môi giúp các vitamin A,D,E,K... hòa tan hấp thu vào cơ thể. trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn...), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, dầu cá hồi...) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.

Tags:
3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.35547 sec| 803.742 kb