Cục máu đông (huyết khối) là gì?
Cục máu đông là những khối thạch giống như máu, thường được tìm thấy chủ yếu ở các động mạch, hoặc tĩnh mạch trong tim, não, phổi, bụng, cánh tay và chân của cơ thể.
Thông thường, các cục máu đông sẽ có tác dụng cầm máu khi cơ thể bị thương hoặc có những vết cắt. Hầu như cơ thể sẽ phá vỡ các cục máu đông sau khi vết thương của bạn đã lành lại. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, cơ thể không thể giải quyết được những cục máu đông này. Trong những lần tiếp theo, chúng sẽ hình thành bên trong mạch máu mà không rõ nguyên nhân. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim hoặc tắc tĩnh mạch.
Ngoài ra, các cục máu đông cũng có thể bén rễ đến thận, ruột và mắt của cơ thể, tuy nhiên tình trạng này hiếm khi xảy ra.
Các cục máu đông được hình thành như thế nào?
Vòng đời của các cục máu đông sẽ phụ thuộc vào một loạt các phản ứng hóa học trong cơ thể:
Sự hình thành của các nút tiểu cầu: Khi một mạch máu bị tổn thương sẽ kích hoạt giải phóng ra các tiểu cẩu. Sau đó, chúng sẽ tập trung lại và dính vào khu vực thành mạch bị tổn thương, tạo nên một khối lấp đầy vết thương và ngăn không cho máu chảy ra. Một khi được kích hoạt, các tiểu cầu cũng sẽ giải phóng ra loại hóa chất có khả năng thu hút thêm những tiểu cầu và các tế bào khác để chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Phát triển các cục máu đông: Các protein trong máu đóng vai trò là yếu tố đông máu báo hiệu lẫn nhau để tạo ra phản ứng dây chuyền nhanh, cuối cùng sẽ tạo ra những sợi fibrin dài, hay còn được gọi là sợi tơ huyết. Những sợi fibrin này kết hợp với các nút tiểu cầu và hình thành nên một mạng lưới để “bẫy” nhiều tiểu cầu và tế bào hơn, từ đó hình thành nên các cục máu đông tại nơi bị tổn thương trên cơ thể. Dưới sự tác động của tiểu cầu và sợi tơ huyết, các cục máu đông này sẽ trở nên cứng hơn và vững chắc hơn.
Phản ứng ức chế sự tăng trưởng của huyết khối: Các protein khác sẽ bù đắp cho các protein (yếu tố đông máu) để các cục máu đông không lan rộng hơn mức cần thiết.
Tiêu huyết khối: Khi các mô bị tổn thương bắt đầu lành lại, chúng sẽ không cần đến các cục máu đông nữa. Trong khi đó, các sợi fibrin cứng sẽ dần hòa tan vào trong máu, các tiểu cầu và tế bào của cục máu đông cũng dần dần tách rời nhau.
Thực phẩm là kẻ thù của cục máu đông
Cà chua
Cà chua là thực phẩm giảm khả năng hình thàn cục máu đông.
Cà chua rất giàu vitamin, có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, hơn nữa các axit trái cây và flavonoid trong cà chua đều có tác dụng duy trì sức khỏe mạch máu.
Trong số đó, axit trái cây có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể một cách hiệu quả và ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh mỡ máu. Flavonoid có thể cải thiện tính linh hoạt của mạch máu và có tác dụng chống huyết khối mạnh. Do đó, ăn 2 quả cà chua mỗi ngày có thể giúp giảm khả năng hình thành cục máu đông trong cơ thể.
Bí đao
Ăn bí đao cũng rất có lợi cho sức khỏe mạch máu. Vì bí đao chứa rất ít chất béo, có tác dụng khử ẩm, tiêu sưng nên có vai trò rất tốt trong việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành. Ngoài ra giá trị dinh dưỡng của hạt bí cũng rất cao, axit linoleic trong nó có tác dụng làm giảm hàm lượng chất béo trong máu, rất có lợi cho việc phòng chống các bệnh về mạch máu.
Quả kiwi
Quả kiwi ngoài việc chứa nhiều vitamin, hàm lượng axit folic cũng rất đáng kể, axit folic không chỉ có thể bảo vệ mạch máu não khỏi các chất độc hại trong cơ thể mà còn ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh não. Do đó, thường xuyên ăn trái kiwi có thể giúp bảo vệ sức khỏe của các mạch máu và ngăn ngừa sự xuất hiện của các cục máu đông.