Thứ 6, 22/11/2024, 20:06 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Dấu hiệu cảnh báo xương có vấn đề

Dấu hiệu cảnh báo xương có vấn đề
(Tieudung.vn) - Những dấu hiệu dưới đây cảnh báo xương bạn đang có vấn đề nghiêm trọng.

Móng tay giòn, dễ gãy

dấu hiệu xương có vấn đề
 

Móng tay gãy thường khiến cơ thể khó chịu nhưng nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra thì bạn cần chú ý. Nguyên nhân có thể là do thiếu collagen  và canxi. Collagen là một protein nâng đỡ cho da, mô liên kết và xương. Canxi là một khoáng chất không thể thiếu cho sức khỏe của xương - ngoài sữa, bạn cũng có thể lấy canxi từ rau lá xanh và cá mòi. Nếu thiếu một trong những chất này, bạn có thể thấy hậu quả tiêu cực khi làm móng.

Nướu răng đang giảm dần

Tình trạng tụt lợi không dễ phát hiện bởi nó diễn ra từ từ trong nhiều năm.  Khi bị tụt lợi, xương hàm sẽ yếu đi do xương hàm chính là nơi để răng cắm vào, vì vậy khi nó yếu đi, nướu răng có thể tách ra khỏi răng. Một dấu hiệu chính của tụt lợi là bạn bắt đầu bị mất răng. Ngay cả khi không có vấn đề về nướu răng, bạn sẽ vẫn muốn đảm bảo các biện pháp phòng ngừa như dùng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên; cũng có thể tăng cường sức mạnh của hàm bằng cách nhai kẹo cao su.

Bị thấp đi

Thật không may, giảm chiều cao khi có tuổi là một thực tế. Nó xảy ra khi khối xương giảm và sụn giữa các xương mòn dần theo năm tháng. Bắt đầu bị thấp đi không phải lúc nào cũng có nghĩa là xương của bạn đang gặp rắc rối, mà nó có thể cho thấy sự suy yếu của các cơ xung quanh cột sống.

Vì xương và cơ luôn hoạt động cùng nhau và thường đạt được và mất đi sức mạnh cùng nhau, nên mất cơ sẽ rất dễ dẫn đến mất xương.

Sức cầm nắm yếu

Lọ cà muối sẵn không dễ mở với bất kỳ ai, nhưng nếu bạn nhận thấy sức cầm nắm của mình tệ hơn bình thường, thì có lẽ đã đến lúc gọi bác sĩ và xem bạn có bị mất xương hay không.

Trong một nghiên cứu được thực hiện trên phụ nữ sau mãn kinh, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lực bóp tay là bài kiểm tra quan trọng nhất khi xác định mật độ khoáng tổng thể của xương. Có sự liên quan giữa lực bóp tay và mật độ xương ở vùng háng, xương sống và cẳng tay.

Một cách để bảo vệ xương - và tăng cường sức cầm nắm - là tập sức mạnh.

Lực cầm nắm của tay giảm mạnh

Sức mạnh cầm nắm vật thể của bàn tay thể hiện sức khỏe của hệ thống xương cốt trong cơ thể, đặc biệt là mật độ canxi trong xương cánh tay, xương sống và hông. Nếu gặp khó khăn khi cầm nắm như khi kéo cửa hoặc mỗi khi đứng lên thì có nghĩa sức khỏe xương có vấn đề, đặc biệt hàm lượng canxi trong các xương chính như xương cánh tay, xương sống và hông giảm mạnh.

Tags:
3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.02249 sec| 779.656 kb