Tác dụng chữa bệnh của quả nhãn
Nhãn rất giàu giá trị dinh dưỡng như năng lượng cao, giàu protein, đường thiên nhiên, các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin C, B1, PP, kali, photpho, magie, sắt, axit hữu cơ, chất xơ, có lợi cho hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn…
+ Giàu vitamin C: Nhãn giàu vitamin C (58mg/100g cùi nhãn) giúp đẹp da, tăng sức đề kháng chống lại các căn bệnh như cảm cúm, cảm lạnh.
+ Phòng bệnh dạ dày: Nhãn tươi hoặc siro lấy từ cùi nhãn ngâm đường có thể sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh đau dạ dày rất tốt.
+ Cải thiện tuần hoàn máu: Nhãn tăng cường hấp thu sắt, giúp hạn chế bệnh thiếu máu.
Theo Đông y Việt Nam, quả nhãn có công dụng chữa bệnh rất tốt. Long nhãn (quế viên hay nguyên nhục), dùng làm vị thuốc chữa bệnh vì có vị ngọt, tính ấm, bình, không độc, giúp trừ vi trùng lao, bổ ích tâm tỳ, làm tăng trí nhớ, tăng tuổi thọ cho người già, cao tuổi. Long nhãn được sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh... và rất nhiều bệnh khác.
Theo lương y Tuệ Tĩnh, long nhãn là vị thuốc có vị ngọt, tính ấm, bình, không độc, giúp trừ vi trùng lao, bổ ích tâm tỳ, làm tăng trí nhớ, tăng tuổi thọ cho người già, cao tuổi.
Sách của Hải Thượng Lãn Ông chép lại cũng rất đề cao vị thuốc từ quả nhãn. Ông cho rằng đây là vị thuốc uống nhiều thì mạnh chí, thông minh; dùng lâu thì nhẹ mình, trẻ lâu.
Nhãn rất giàu giá trị dinh dưỡng như năng lượng cao, giàu protein, đường thiên nhiên, các loại vitamin... |
Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nhãn
Nhãn có chứa một lượng chất đường lớn, chúng ta nên ăn với một số lượng vừa phải để tránh tăng đường huyết, đặc biệt với người có bệnh tiểu đường thì ăn nhãn không có lợi vì ăn nhãn khiến đường huyết tăng cao đột ngột rất nguy hiểm. Hơn nữa, người thừa cân, béo phì, người muốn giảm cân cũng nên hạn chế ăn nhãn.
Hoa quả nói chung là có lợi cho sức khỏe vì chúng có chứa các vitamin, chất khoáng, chất chống oxy hóa… Mỗi loại hoa quả có những tác dụng khác nhau, vì vậy chúng ta nên ăn đa dạng các loại với số lượng vừa phải 200–300 g hoa quả/ngày. Đối với người béo phì, đái tháo đường nên hạn chế những hoa quả ngọt.
Đặc biệt là đối với thai phụ. Với phụ nữ có thai, thể trạng thiên về âm hỏa hư, nóng trong, hay táo bón, rêu lưỡi khô, miệng đắng. Nếu ăn nhiều nhãn sẽ gây nóng trong, ra huyết, đau bụng, nguy hiểm hơn là gây động thai.
Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều nhãn. Đặc biệt thai phụ 7 - 8 tháng thì càng cần kiêng nhãn.