Uống nước trong khi ăn
Lâu nay hẳn bạn đã từng nghe nhiều lời khuyên rằng không nên uống nước trong khi ăn bởi chúng vừa khiến đầy bụng vừa ảnh hưởng xấu đến cơ quan tiêu hóa. Tuy nhiên, chia sẻ trên Washingtonpost, Ellie Krieger (chuyên gia dinh dưỡng) cho rằng việc uống nước trong bữa ăn là thói quen tốt.
Theo chuyên gia này, vừa ăn vừa uống sẽ giúp làm mềm thức ăn và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, uống nước từ từ mới có thể mang lại hiệu quả, nếu uống quá nhiều và quá nhanh sẽ khiến đầy bụng.
Khuấy đường theo chuyển động tròn
Để giúp làm tan đường trong ly, nhiều người vẫn hay nghĩ rằng khuấy theo vòng tròn sẽ khiến chúng tan nhanh nhất, nhưng cách làm này cũng là thói quen sai lầm.
Theo các chuyên gia, để giúp đường trong ly vừa tan nhanh vừa không khiến nước bắn ra ngoài thì bạn nên khuấy theo chiều từ trên xuống dưới.
Dùng chảo chống dính với nhiệt độ cao
Chảo chống dính là vật dụng nhà bếp rất quen thuộc với nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng. Theo các chuyên gia, nếu dùng chảo chống dính ở nhiệt độ quá cao (trên 260 độ C) có thể dẫn tới việc giải phóng các chất có hại cho sức khỏe có trong chảo.
Ăn nhiều thịt đỏ
WHO xếp hạng thịt đỏ, cùng thuốc lá và asen thuộc nhóm các nhân tố gây ung thư hàng đầu. Theo đó, WHO đã tìm ra mối liên hệ giữa các loại thịt đỏ qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích hoặc thịt bò xay với ung thư trực tràng. Kết quả ở các nghiên cứu khác còn cho thấy nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt nếu ăn nhiều thịt đỏ.
Ăn ít rau xanh và hoa quả
Các chuyên gia y tế cho biết, việc sử dụng thiếu rau xanh và hoa quả đồng nghĩa với thiếu chất xơ, sẽ gây nhiều tác hại cho cơ thể. Trong đó có thể kể đến việc thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển bệnh ung thư. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tại Việt Nam, tỷ lệ ăn thiếu rau và trái cây đang ở mức báo động. Tỷ lệ nam giới ăn thiếu rau xanh và hoa quả nhiều hơn nữ giới.