BHXH trả lời:
Đối với học sinh, sinh viên, hiện mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Tuy nhiên, học sinh, sinh viên thuộc nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng nên chỉ phải tự đóng 70% mức còn lại.
Các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT sử dụng thẻ CCCD gắn chip để khám, chữa bệnh.
Theo Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định nhóm đối tượng do ngân sách Nhà nước đóng BHYT, theo đó nếu học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo; hộ gia đình nghèo (theo Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 5/12/2017 của HĐND TP).
Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ; con của liệt sĩ, con của người có công với cách mạng từ 6 - 18 tuổi hoặc từ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học sẽ được Nhà nước đóng và cấp thẻ BHYT miễn phí.
Ngoài ra, theo Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 6/12/2023 của HĐND TP Hà Nội, học sinh, sinh viên đang thường trú trên địa bàn Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của TP (quy định tại Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND ngày 5/9/2021 của UBND TP về việc quy định chuẩn nghèo đa chiều của TP Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025).
Theo đó, trường hợp chưa được cấp thẻ BHYT đang tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (kể cả công lập và ngoài công lập) được UBND TP Hà Nội quyết định thành lập hoặc phân cấp cho sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã quyết định thành lập thì sẽ được hỗ trợ thêm 70% mức đóng BHYT. Thời gian hỗ trợ từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 31/12/2025.