Thứ 6, 22/11/2024, 14:48 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Chỉ số không khí ở Hà Nội tiếp tục ở mức rất ô nhiễm

Chỉ số không khí ở Hà Nội tiếp tục ở mức rất ô nhiễm
(Tieudung.vn) - Chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội tiếp tục ở mức cao khiến người dân không khỏi lo ngại.

Trong nhiều ngày qua, Hà Nội thường xuyên đứng vị trí số 1 trong top các thành phố ô nhiễm nhất thế giới khi chỉ số AQI luôn mở mức xấp xỉ 200.

Đến hôm nay (30/09), tình trạng ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng tại Hà Nội, chỉ số AQI đã chạm mốc 224 ở thời điểm 10h (theo số liệu của trang Airvisual), lúc 6h sáng, chỉ số AQI là 289.

hà nội
Chỉ số AQI tại Hà Nội lúc 10h sáng nay. Nguồn: Airvisuala

Tại địa điểm 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, số liệu lúc 7h của CEM (Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc) cho thấy, chỉ số AQI lên mức 235, trước đó vào lúc 2-3h sáng, chỉ số này chạm mốc 266. Việc AQI tại Hà Nội vượt lên mức 266-289 là mốc cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, chất lượng không khí được chia làm 5 mức, tức 0-100 là chất lượng không khí tốt và chấp nhận được. Từ 101 – 200 là kém, người dân nhóm nhạy cảm cần hạn chế ra ngoài. Chỉ số AQI từ 201 – 300 là thang màu tím, thuộc nhóm rất ô nhiễm.

Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ làm việc tại khoa Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, không khí ở Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thường ô nhiễm nhất vào sáng sớm. 

Sáng sớm, lẫn trong không khí là bụi tự nhiên, khí thải, bụi hữu cơ và bụi siêu mịn (PM10, PM2.5), khiến bầu trời luôn âm u, mù mịt như có sương mù khiến nhiều người dân tỏ ra lo ngại cho sức khỏe của mình và người thân.

Vào chiều tối và đêm, thời điểm nhiều người tưởng không khí khả quan hơn nhưng chính là lúc không khí chịu ô nhiễm nặng nề. Chất lượng không khí chỉ được cải thiện từ cuối buổi sáng đến chiều.

Nguyên nhân, ngoài khói bụi, khí thải từ các phương tiện , xe máy, xe bus hay các công trường xây dựng, thì nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng ô nhiễm là tượng nghịch nhiệt và thói quen đốt than hay rơm rạ, lá khô của một số vùng.

Trước thực trạng trên, các chuyên gia khuyến cáo người dân, cả người khỏe mạnh và người già, trẻ em, người mắc bệnh hô hấp mạn tính nên hạn chế ra ngoài, nhất là những giờ cao điểm để bảo vệ sức khỏe.

Bên cạnh đó, người Hà Nội và vùng bị ô nhiễm nên hạn chế tập thể dục buổi sáng, bởi quá trình tập thể dục khiến lượng bụi vào cơ thể nhiều hơn.

Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa bụi mịn (PM2.5 và PM10), người dân khi ra ngoài cần tránh đến những nơi đông phương tiện qua lại, công trường đang thi công, giảm vận động mạnh và đeo khẩu trang chuyên dụng.

Trong nhà, bạn nên hạn chế mở cửa chính, cửa sổ, không đốt nhiều vàng mã, giấy và than tổ ong để giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm. Sau khi từ bên ngoài về, bạn nên rửa sạch mặt, mũi, nhỏ nước rửa mắt, mũi để trôi sạch bụi bẩn. Bạn cũng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng.

Tags:
4.1 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.08633 sec| 788.266 kb