Biểu hiện của bệnh mất ngủ
Mất ngủ gây ra tình trạng vô cùng mệt mỏi. Nguồn ảnh: Internet
Bệnh mất ngủ có nhiều biểu hiện khác nhau trên lâm sàng, thay đổi tùy theo từng người tuy nhiên người bệnh có thể nhận biết và phát hiện tình trạng rối loạn giấc ngủ của bản thân thông qua một số triệu chứng sau:
Đau đầu: Đau đầu thường xuất hiện cùng với bệnh mất ngủ kéo dài như một hệ quả của bệnh. Nguyên nhân gây đau đầu trong bệnh mất ngủ kéo dài được cho là tế bào thần kinh không được cung cấp đủ máu, căng thẳng thần kinh. Triệu chứng đau đầu thường xuất hiện vào ban đêm và càng làm cho bệnh mất ngủ diễn tiến xấu hơn, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể trải qua cảm giác đau đầu vào buổi sáng sau một đêm không ngon giấc.
Mệt mỏi, chán ăn: Đây là một hậu quả khác có thể quan sát thấy ở người gặp phải bệnh mất ngủ kéo dài. Khi không ngủ ngon, cơ thể không được hồi phục năng lượng nên thường cảm thấy mệt mỏi uể oải và mất cảm giác thèm ăn.
Mất ngủ vào buổi tối: Người bệnh thường khó đi vào giấc ngủ, dễ tỉnh giấc giữa đêm nhưng khó ngủ lại hoặc thức dậy sớm vào buổi sáng. Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, tinh thần căng thẳng thường là hậu quả của bệnh mất ngủ kéo dài nhưng cũng có thể nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Mất ngủ vào buổi trưa: Đây cũng được xem là một trong những dấu hiệu gợi ý tình trạng mất ngủ. Người bình thường nên có một giấc ngủ ngắn hằng ngày vào giờ nghỉ trưa, kéo dài khoảng từ 30 đến 60 phút. Tuy nhiên ở những người mắc bệnh mất ngủ kéo dài, tinh thần khó chịu và cơ thể uể oải, việc ngủ một giấc ngắn vào khung giờ trưa cũng gặp nhiều khó khăn.
Suy giảm trí nhớ, khó tập trung vào công việc và học tập. Đây là dấu hiệu đáng báo động, lúc này bệnh mất ngủ kéo dài đã thực sự ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Các rối loạn tâm lý kèm theo: Bệnh mất ngủ kéo dài là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc các chức rối loạn tâm thần kinh, trong đó trầm cảm khá thường gặp.
Cải thiện bệnh mất ngủ kéo dài
Gạt bỏ căng thẳng
Nếu bạn muốn có một giấc ngủ tự nhiên, hãy gạt khỏi đầu mọi căng thẳng. Các chuyên gia đã chứng minh, những căng thẳng trong cuộc sống là nguyên nhân chính khiến gốc tự do tăng sinh quá mức tấn công lên não, gây tổn thương tế bào thần kinh và mạch máu não. Từ đó, khiến trung tâm điều hành giấc ngủ gặp trục trặc, dẫn tới mất ngủ.
Tập thể dục
Vận động thể chất giúp giảm căng thẳng và stress tự nhiên. Cách khắc phục mất ngủ hiệu quả là tập thể dục vào thời điểm 17 – 19 giờ hàng ngày.
Nghe nhạc nhẹ
Một gợi ý giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ đó là nghe nhạc nhẹ. Theo chứng minh, nghe âm thanh nhẹ nhàng, du dương giúp đầu óc thoải mái, làm bạn nhanh chìm vào giấc ngủ.
Sử dụng các loại đồ uống giúp cơ thể thư giãn, lấy lại cân bằng giấc ngủ
Sữa ấm là một trong những phương pháp mà bạn không thể bỏ qua để có được một giấc ngủ sâu. Là một trong số những thức uống cung cấp dinh dưỡng theo công thức pha sẵn, sữa có chứa nhiều thành phần tryptophan, kích thích quá trình tiết serotonin của não bộ, tạo ra cảm giác thư giãn, cùng với độ ấm vừa phải của sữa sẽ giúp bạn nhanh chóng có được một giấc ngủ ngon.
Trà bạc hà có thể xem là lựa chọn tuyệt vời cho những người sắp thực hiện một buổi thuyết trình, một kỳ thi quan trọng hoặc buổi diễn thuyết, tọa đàm, trình bày dự án công ty,... Vì bạc hà có tác dụng giảm cường độ làm việc của các cơ, chống viêm và giảm cơn đau dạ dày. Nhờ đó bạn sẽ được thư giãn cơ thể đúng cách, nhanh chóng đi vào giấc ngủ trước những sự kiện quan trọng.
Hạnh nhân có thể nói là thần dược dành cho giấc ngủ ngon từ xưa đến nay. Sữa hạnh nhân với hàm lượng magie cao, đã được chứng minh có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng giấc ngủ. Đồng thời, hàm lượng tryptophan trong hạnh nhân sẽ tăng cường sản xuất hormone hạnh phúc serotonin, mang đến cho bạn một giấc ngủ trọn vẹn sau khi sử dụng.