Thứ 6, 22/11/2024, 02:13 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
(Tieudung.vn) - Cách dưới đây giúp bạn tăng cường miễn dịch cho trẻ vô cùng hiệu quả bạn hãy chú ý nhé.

Nền tảng của hệ miễn dịch

Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ ngăn chặn và tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Nguồn ảnh: Internet 

Khi mới sinh ra, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện dễ tiếp xúc với các tác nhân xấu gây bệnh. Cơ thể của trẻ sẽ được bảo vệ bởi:

Nguồn .

Cơ thể mẹ truyền một số kháng thể cho bé qua nhau thai.

Hệ miễn dịch của bé tự hoạt động do tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

Hệ miễn dịch sẽ ngăn chặn và tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể rồi sau đó được ghi nhớ lại giúp cơ thể phản ứng nhanh hơn. Bởi vậy nên tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là bước rất quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh hơn, bảo vệ trẻ trước các vấn đề về sức khỏe nguy hiểm.

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ 

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Chế độ ăn đa dạng và đầy đủ thành phần dinh dưỡng là rất cần thiết cho sự tạo thành và hoạt động của các tế bào miễn dịch. Sự hoạt động của hệ miễn dịch cần hỗ trợ và phối hợp của nhiều chất dinh dưỡng khác nhau trong cơ thể như: vitamin C, vitamin D, vitamin A, kẽm, selen, sắt và protein. Các chất này hoạt động như chất chống oxy hóa nhằm bảo vệ tế bào khỏe mạnh, hỗ trợ sự phát triển và hoạt động của tế bào miễn dịch và quá trình sản xuất kháng thể. Nguồn cung cấp các chất này gồm từ thực vật như rau có màu xanh đậm, củ quả như cà rốt, cam, đậu xanh, dâu tây; động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm. Tại mỗi gia đình, cha mẹ có thể xây dựng thực đơn với chế độ dinh dưỡng chứa đạm, tinh bột, chất béo và các yếu tố vi lượng kể trên cho bé.

Cha mẹ cần chú ý việc sử dụng các sản phẩm bổ sung chứa vitamin và yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, ...cho trẻ em cần có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế, nhằm tránh những độc tính gây ra do uống quá liều lượng.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh hệ vi sinh vật đường ruột có chức năng miễn dịch với vai trò tham gia sản xuất protein kháng khuẩn. Hệ vi sinh có lợi được duy trì, hỗ trợ phát triển bởi chế độ ăn giàu chất xơ nguồn gốc thực vật như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt các loại. Chất xơ được vi sinh vật đường ruột phân hủy, chuyển hóa thành axit béo chuỗi ngắn, từ đó kích thích hoạt động của tế bào miễn dịch. Thực phẩm probiotic chứa vi khuẩn sống có lợi như sữa chua, rau lên men, món tempeh, kim chi và miso; prebiotic chứa chất xơ và oligosaccharide như tỏi, hành tây, tỏi tây, măng tây, chuối, rong biển hỗ trợ nuôi dưỡng và duy trì các đặc tính khỏe mạnh của vi sinh vật đường ruột. Chế độ ăn cho trẻ cần lưu ý nguyên tắc ăn nhiều loại trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nhằm bổ sung prebiotic trong chế độ ăn cho trẻ.

Ngủ đủ giấc 

Kemper – Giám đốc Trung tâm Giáo dục Nhi khoa toàn diện và Nghiên cứu tại nhi đồng Boston cho biết, trẻ sơ sinh cần đến 18 tiếng mỗi ngày để ngủ, trẻ mới biết đi thì cần đến 12 đến 13 tiếng và trẻ mẫu giáo là khoảng 10 tiếng một ngày. 

Việc thiếu ngủ có thể khiến cho cơ thể dễ dàng mắc phải các bệnh hơn do giảm tế bào cũng như giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển. 

Cho bé bú sữa mẹ

Các chuyên gia của Học viện Nhu khoa Mỹ khuyến cáo rằng, các bà mẹ nên cho con bú trong một năm, ít nhất là nên cho bé bú sữa mẹ từ 2 đến 3 tháng đầu để bổ sung khả năng miễn dịch cho trẻ. Trong sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, sức mạnh của não bộ giúp bảo vệ bà mẹ chống lại

Rèn bé tập thể dục

Việc tập thể dục sẽ giúp tăng lượng tế bào miễn dịch ở người lớn và các hoạt động này lợi cho trẻ em. Ranjit Chandra – Nhà miễn dịch nhi khoa tại Đại học Memorial Newfoundland cho rằng, để có thể tạo thói quen tập thể dục cho trẻ thì trước tiên bố mẹ hãy trở thành tấm gương, các hoạt động tập thể dục cho bé bố mẹ có thể tham gia: cưỡi xe đạp, đi bộ đường dài, trượt băng trong nhà. 

Tạo dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh

Có một thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh sẽ giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt. Các bậc cha mẹ hãy khuyến khích, giúp con xây dựng các thói quen tốt như:

Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ sẽ gây nên sự suy yếu hệ miễn dịch, gây mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tập thể dục điều độ: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hãy tạo cho trẻ thói quen đạp xe, chạy bộ hoặc nhảy dây, chơi thể thao.

Giữ gìn vệ sinh: Cơ thể sạch sẽ sẽ giúp trẻ tránh khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh.

Tags:
4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.47194 sec| 787.992 kb