Những dấu hiệu giúp nhận biết đường trong máu tăng cao
Gia tăng việc hấp thụ chất xơ cải thiện lượng đường trong máu.
Các triệu chứng khi đường trong máu tăng cao ở mỗi người có thể khác nhau. Ở một số người, bệnh đường máu tăng cao có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng gì khác lạ cho đến khi các biến chứng xuất hiện. Tuy nhiên, nhìn chung người bệnh có lượng đường trong máu cao sẽ xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:
– Đi tiểu nhiều trong ngày, đặc biệt vào ban đêm
– Luôn trong trạng thái khát nước và khô miệng
– Mắt nhìn kém, mờ và nhức mỏi
– Mệt mỏi
– Nhanh đói
– Giảm cân nhanh
– Dễ nhiễm trùng, vết thương lâu lành
Cách kiểm soát đường trong máu
Uống nhiều nước hơn
Uống đủ và nhiều nước có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Các chuyên gia cho rằng, uống đủ nước giúp bù nước cho máu và giúp thận đào thải lượng đường dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Đó là một sự thay thế lành mạnh hơn nhiều so với các loại đồ uống có đường khác bởi chúng chỉ làm gia tăng thêm lượng đường trong máu.
Để tham khảo, lượng nước được khuyến nghị là 1,6 lít đối với phụ nữ và 2 lít đối với nam giới, nhưng điều này còn phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể của từng người.
Hạn chế carbohydrate
Carbohydrate có tác động lớn đến lượng đường trong máu. Cơ thể phân hủy chúng thành đường và insulin sau đó sẽ di chuyển vào các tế bào. Một chế độ ăn uống không cân bằng và tăng lượng carbs có thể phá vỡ chức năng của insulin, khiến lượng đường trong máu tăng lên.
Sử dụng lượng carbs phù hợp sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hãy cố gắng đảm bảo cơ thể không hấp thụ quá 45% lượng calo hàng ngày từ carbohydrate. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại carbs đều được tạo ra như nhau. Các loại carbs tinh chế, đơn giản chứa đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn so với carbs có đường và chất xơ tự nhiên.
Cơ thể phân chia lượng bột đường thành đường (thường là đường glucose) và sau đó insulin chuyển các đường thành các tế bào.
Khi bạn ăn quá nhiều chất bột đường hoặc có vấn đề với chức năng của insulin, thì tiến trình này sẽ thất bại và làm gia tăng đường huyết.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyên rằng nên kiểm soát lượng bột đường hấp thụ bằng cách sử dụng các thức ăn thay thế hay cân đo lượng bột đường.
Một vài nghiên cứu cho rằng những phương pháp này còn giúp bạn thiết kế một chế độ ăn phù hợp, giúp kiểm soát đường huyết.
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy chế độ ăn ít bột đường giúp giảm đường huyết và ngăn ngừa đường huyết tăng cao.
Hơn thế nữa, chế độ ăn ít bột đường còn giúp kiểm soát đường huyết lâu dài.
Gia tăng hấp thụ chất xơ
Chất xơ làm chậm sự tiêu hóa bột đường và hấp thụ đường. Vì vậy, chúng thúc đẩy lượng đường huyết gia tăng đều dặn.
Ngoài ra, mỗi loại chất xơ có vai trò riêng của chúng.
Có hai loại chất xơ: không hòa tan và hòa tan. Cả hai đều quan trọng, chất xơ hòa tan được chứng minh rằng thể hiện lượng đường huyết trong máu thấp hơn. Ngoài ra, chế độ ăn giàu chất xơ giúp quản lý bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng cách cải thiện kiểm soát đường huyết và giảm đường huyết.
Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
Lượng chất xơ cần hấp thụ hằng ngày khoảng 25g với phụ nữ và 38g cho nam giới. Cứ 14g cho mỗi 1.000 calorie.
Kiểm soát tình trạng căng thẳng
Mức độ căng thẳng cũng có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu. Khi bạn căng thẳng, các hormone như cortisol làm tăng lượng đường trong máu và khiến cơ thể sử dụng insulin kém hiệu quả hơn. Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và uống đủ nước là những cách tuyệt vời để giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, chúng sẽ là không đủ nếu chúng ta gặp phải tình trạng căng thẳng thường xuyên.
Chính vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp để giảm căng thẳng bằng cách tập thể dục, thiền hoặc viết nhật ký. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh, điều quan trọng là phải nói chuyện với các bác sĩ về việc xây dựng kế hoạch điều trị để giảm lượng đường trong máu và giữ nó trong tầm kiểm soát.