Ăn 1 miếng bánh, bớt 1 bát cơm
Chuyên gia cho biết, các loại bánh Trung thu thường chứa hàm lượng đường và tinh bột rất lớn, không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây thừa cân, béo phì hoặc rối loạn dung nạp glucose có thể gây ra tiểu đường.
Nếu ăn một nửa bánh dẻo hoặc bánh nướng thì trong ngày nên bớt khoảng 1 bát cơm và lượng thức ăn tương ứng, tăng lượng rau xanh để chất béo được đào thải ra ngoài.
Khi ăn bánh Trung thu, cả trẻ nhỏ lẫn người lớn đều nên ăn chậm rãi, cắt thành từng miếng nhỏ bởi nếu ăn quá nhiều đồ ngọt cùng một lúc thì bạn sẽ không thể kiểm soát được lượng đường trong máu, làm cân nặng tăng nhanh hơn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Vừa ăn bánh vừa uống trà
Trà xanh và trà bạc hà có thể giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa đường và giảm vị ngọt, rất phù hợp với bánh trung thu.
Nhiệt độ nước cho trà xanh phải dưới 70 độ C, nước quá nóng sẽ làm hỏng vitamin C và axit catechinic trong lá trà.
Theo lý luận y học cổ truyền Trung Quốc, cả trà xanh và bạc hà đều có tính lạnh, do đó những người yếu dạ dày không nên uống quá nhiều.
Chỉ ăn bánh trong bữa sáng
Do chứa nhiều calo nên bánh Trung thu là một lựa chọn tốt cho bữa sáng khi mọi người cần bổ sung thêm năng lượng sau một đêm ngủ ngon.
Ngược lại, không nên ăn bánh Trung thu vào buổi tối và ngay sau khi ăn no vì sẽ làm năng lượng tích tụ, dễ gây thừa cân, béo phì và tăng chorestorol trong máu.
Ăn ít bánh hơn và tập thể dục nhiều hơn
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cách hiệu quả nhất để tránh tăng cân trong mùa Tết Trung thu đó là ăn ít bánh và tập thể dục nhiều hơn.
Sau khi ăn nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa tinh bột như cơm, phở. Có thể tăng cường tập luyện bằng cách chạy bộ, đi xe đạp.
Bạn cũng có thể chọn bánh trung thu ít đường hoặc không đường nếu bạn muốn giảm thiểu lượng calo nạp vào cơ thể.
6 nhóm người không nên ăn bánh Trung thu
- Nếu đang uống thuốc Đông y thì không nên ăn bánh Trung thu nhân đậu xanh. Lý do là đậu xanh kỵ với nhiều bài thuốc Đông y, có thể vô hiệu hóa các loại dược thảo, có khi còn gây phản ứng phụ, hậu quả khó lường.
- Người đang bị viêm thận không ăn bánh Trung thu nhân mặn, vì có nhiều lạp xường, trứng muối trong đó sẽ gây hại cho thận thêm. Ăn mặn làm tuần hoàn máu tăng sẽ buộc thận phải làm việc nhiều hơn, dễ dẫn tới suy thận.
- Người có tiền sử bệnh dạ dày, tim mạch, viêm túi mật, sỏi mật, huyết áp, tim mạch, cholesterol cao… hạn chế ăn bánh Trung thu, vì nguy cơ tái phát bệnh nặng hơn, hoặc ảnh hưởng tới lưu thông máu, mệt tim, nhồi máu cơ tim, chữa trị khó hơn.
- Những người hay bị dị ứng, nổi mụn, trứng cá, các bệnh về da… cần hạn chế ăn vì có thể làm tăng thêm bài tiết của tuyến bã nhờn.
- Người bị bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, tim mạch, huyết áp… hạn chế ăn vì có thể khiến bệnh xơ vữa động mạch tồi tệ hơn, gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
- Người béo, người muốn giảm nên tránh vì bánh có độ béo và ngọt rất cao, ăn nhiều sẽ tăng cân, béo phì nặng hơn.
Cách chọn bánh Trung thu an toàn
Để bảo đảm an toàn thực phẩm khi tiêu thụ bánh Trung thu, người tiêu dùng cần lựa chọn sản phẩm, lựa chọn nhà sản xuất, lựa chọn nơi bảo quản và nơi bán sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn đã được cấp phép. Việc kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ khâu lựa chọn thương hiệu bánh Trung thu góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Người tiêu dùng cần chú ý các tiêu chí sau:
Về nhãn mác: Bánh Trung thu phải có nguồn gốc rõ ràng gồm có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng và bảo quản bánh... Trên sản phẩm có in ngày sản xuất, có thời hạn sử dụng, tốt nhất là sử dụng sản phẩm mới xuất xưởng.
Về chất lượng: Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không có mùi khác lạ. Không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Kiểm tra hạn sử dụng: Bánh Trung thu có hạn sử dụng ngắn hơn các loại bánh vì thế trước khi ăn, do đó nên kiểm tra cẩn thận hạn sử dụng, quan sát bánh trung thu xem có bất kỳ dấu hiệu lạ nào không rồi mới ăn.