Không dùng thực phẩm đóng hộp
Bạn nên hạn chế thực phẩm đóng hộp. Nguồn ảnh: Internet
Nhiều carbonhydrat tinh chế, chất béo bão hòa và phụ gia chứa trong thực phẩm đóng hộp có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
Các chất phụ gia thực phẩm, bao gồm glucose, muối và các hóa chất khác, đã được chứng minh là góp phần làm tăng viêm ruột.
Chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chế biến sẵn không chỉ có tác dụng tiêu cực đối với sức khỏe của tim, mà còn dẫn đến viêm loét đại tràng.
Đồ uống đóng chai thường chứa chất làm ngọt nhân tạo (xylitol), loại chất được cho là làm tăng số lượng vi khuẩn có hại đến đường ruột. Đây cũng trở thành nguyên nhân dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy và một số vấn đề tiêu hóa khác.
Ngược lại, chế độ ăn với thực phẩm tươi sạch và giàu chất dinh dưỡng sẽ bảo vệ bạn chống lại các bệnh rối loạn tiêu hóa. Hạn chế sử dụng đồ đóng hộp và chế biến sẵn là cách tối ưu đảm bảo sức khỏe đường tiêu hóa.
Ăn nhiều chất xơ
Mặc dù con người không thể tiêu hóa chất xơ song chất này đặc biệt có lợi trong hoạt động của hệ cơ quan này cũng như sức khỏe của chúng ta.
Có 3 loại chất xơ phổ biến bao gồm:
Chất xơ hòa tan: là chất xơ hấp thu nước, giúp phân mềm hơn và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Chất xơ này nên bổ sung nhiều trong các thực phẩm như: yến mạch, hạt, đậu,...
Chất xơ không hòa tan: Chất xơ này hoạt động trong hệ tiêu hóa giống như bàn chải để làm sạch ruột, loại bỏ cặn bã và chất thải bám trong đường tiêu hóa. Cơ thể cần cung cấp chất xơ không hòa tan hàng ngày trong các bữa ăn từ rau cải các loại, cám lúa mì, ngũ cốc,...
Prebiotic: chất xơ này có nhiệm vụ nuôi vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và là tiền đề cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hãy bổ sung nhiều Prebiotic cho cơ thể từ các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, những người có chế độ ăn giàu chất xơ có hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhu động ruột được thúc đẩy và giảm nguy cơ mắc bệnh như: táo bón, viêm loét đại tràng, viêm ruột thừa, trĩ,... Đây là cách bảo vệ hệ tiêu hóa đơn giản, ai cũng thực hiện được.
Ăn một cách tập trung
Bạn không nên xem tivi hay điện thoại trong lúc ăn. Thói quen xao nhãng khi ăn sẽ gây hại cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Khi ăn, bạn cũng nên nhai kỹ cho đến khi thức ăn nhuyễn và nên ăn miếng nhỏ sẽ tốt cho hệ tiêu hóa. Do đó, bạn nên sắp xếp, chuẩn bị đủ thời gian cho các bữa ăn để không phải ăn vội vã.
Nên uống nước 1 tiếng trước hoặc sau ăn
Uống 1 ly nước trước hoặc sau bữa ăn chính khoảng 60 phút sẽ hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt khi bạn muốn giảm cân, uống nước sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng ăn quá đà. Ngược lại, trong khi dùng bữa, không nên uống quá nhiều nước mà chỉ uống một ít nước nếu bạn thấy lưỡi cần “nghỉ giải lao”.
Chú ý đến thời gian ăn bữa chính
3 bữa ăn chính bao gồm bữa sáng, bữa trưa và bữa ăn tối. Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng bạn không nên bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào trong 3 bữa này nếu muốn giữ cho hệ tiêu hóa nói riêng và cả cơ thể nói chung luôn khỏa mạnh.
Các nhà khoa học cũng khuyên bạn nên sắp xếp thời gian và không gian cho bữa ăn: ăn sáng sau 7 giờ, ăn trưa nên được thư giãn, tránh các chủ để căng thẳng và ăn tối sớm, không ăn tối trước giờ ngủ ít hơn 2 giờ.